Ngoại giao phải đi trước, phải giữ nước từ xa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ “ngoại giao phải đi trước, phải giữ nước từ xa, bảo vệ hòa bình từ ngoài biên giới, và không mơ hồ chủ quan, mất cảnh giác”.



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những đóng góp to lớn của
ngành ngoại giao đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trong không khí cả nước chào mừng 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 70 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (1945 - 2015), chiều 22/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn cán bộ ngoại giao tiêu biểu qua các thời kỳ. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao: Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Gia Khiêm; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự buổi tiếp.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những đóng góp to lớn của ngành ngoại giao đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong 70 năm qua, ngành ngoại giao đã phát huy truyền thống ngoại giao của cha ông giữ nước và truyền thống, bề dày hàng nghìn năm lịch sử ấy đã được phát triển lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngoại giao đã góp phần quan trọng làm cho bộ mặt đất nước ta thay đổi, làm cho thế giới hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa, tập quán, nhân cách Việt Nam.

Ôn lại những dấu mốc lịch sử của ngành ngoại giao, Tổng Bí thư cho rằng nếu không có Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946, đất nước không thể có điều kiện và thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến 19/12/1946. Rồi đến Hiệp định Geneva, Hiệp định Paris, mặt trận ngoại giao đã thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, bởi đây là cuộc đấu trí, đấu lực vô cùng khó khăn và gian nan.

Tổng Bí thư cho rằng “chưa bao giờ đất nước ta có một cơ đồ tốt đẹp như hiện nay, chưa bao giờ Việt Nam có một vị thế như hiện nay”. Thành tựu ấy là công lao chung của tất cả các cơ quan, các ngành, các cấp, của toàn dân, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, trong đó đội ngũ làm công tác ngoại giao “là nòng cốt”.

Tổng Bí thư nêu rõ tình hình đang diễn biến rất phức tạp với thời cơ, thách thức đan xen, hội nhập càng sâu càng đặt ra nhiều thách thức, nhất là thách thức trong việc xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, đào tạo nhân lực, nâng cao thực lực của doanh nghiệp. Hội nhập cũng đòi hỏi phải giữ được bản sắc dân tộc, giữ được chế độ, sự lãnh đạo của Đảng và đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với ngành ngoại giao. Vì vậy, cán bộ ngoại giao “đã giỏi sắp tới phải giỏi hơn nữa, trước hết là bản lĩnh chính trị vững vàng, kết hợp với trí tuệ, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh”.

Tổng Bí thư cũng chỉ rõ “ngoại giao phải đi trước, phải giữ nước từ xa, bảo vệ hòa bình từ ngoài biên giới, không mơ hồ chủ quan, mất cảnh giác”.



Tổng Bí thư nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự buổi gặp mặt.

Thay mặt cán bộ ngoại giao các thời kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư đã dành thời gian quan tâm, chỉ đạo hoạt động của ngành ngoại giao.

Thay mặt các thế hệ cán bộ ngoại giao hiện nay, Phó Thủ tướng hứa với Tổng Bí thư, với các đồng chí lão thành sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành ngoại giao trong 70 năm qua để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó./.
Theo Hải Minh/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...