Khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8 ước đạt 664.985 lượt khách, tăng 12% so với tháng 7 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Như vậy, sau 13 tháng giảm liên tiếp, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục liên tiếp trong tháng 7 và tháng 8. Trước đó, trong tháng 7, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 593.566 lượt khách, tăng 12,1% so với tháng 6 và tăng 5,1% so với tháng 7/2014.

Trong tháng 8, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 610.159 lượt khách, chiếm 91,8% (tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2014); khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 1.360 lượt khách, chiếm 0,2% (giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2014); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 53.466 lượt khách, chiếm 8,0% (giảm 45,2% so với cùng kỳ năm 2014).

Trong tháng 8, nhóm thị trường khách 5 nước châu Âu vừa được miễn thị thực đơn phương tiếp tục tăng trưởng mạnh so với tháng trước: Tây Ban Nha tăng 159,3%; Italy tăng 141,4%; Đức tăng 54,1%; Pháp tăng 25,8% và Anh tăng 25,5%.

Ngoài ra còn có một số thị trường lớn thuộc khu vực Đông Bắc Á và các thị trường gần thuộc khu vực ASEAN cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh ở mức hai con số như Hàn Quốc tăng 42,5%, Hong Kong tăng 36,4%, Lào tăng 33,4%, Thái Lan tăng 29,9%, Nhật Bản tăng 25,9%, Singapore tăng 18,7%; Trung Quốc tăng 16,4% và Malaysia tăng 13,5%.

Kết quả này đã đưa tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng năm 2015 ước đạt 5.063.187 lượt khách. Trong đó có 12 thị trường khách tăng so với cùng kỳ năm 2014: Hàn Quốc tăng 32,9%, Singapore tăng 15,8%, Phần Lan tăng 12,2%, Tây Ban Nha tăng 8,5%, Đài Loan tăng 6,8%, Mỹ tăng 6,2%, Italy tăng 4,4%, Nhật tăng 1,1%; Đức tăng 1,0%, Hong Kong tăng 0,9%, Malaysia tăng 0,9% và Hà Lan tăng 0,8%.

Theo số liệu tổng hợp của ngành du lịch, khách du lịch nội địa trong 8 tháng qua ước đạt 45,8 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú đạt 21,5 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 235.586 tỉ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2014./.
Theo Nguyệt Hà/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...