EU muốn hợp tác phát triển mạnh hơn với Việt Nam

Chiều 17/9 (giờ Hà Nội), Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã gặp bà Cecilia Malstrom, đại diện thương mại của Liên minh châu Âu (EU) tại Trụ sở EU (Brussels, Vương quốc Bỉ) nhằm trao đổi nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới thương mại, đầu tư và quan hệ hai bên.



Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và bà Cecilia Malstrom, đại diện thương mại của Liên minh châu Âu.

Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với EU, đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đánh giá cao những phát triển tích cực của quan hệ Việt Nam và EU trong thời gian qua, nhất là trong các lĩnh vực chính trị, thương mại - đầu tư và hợp tác phát triển.

Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế, trong đó đàm phán và thực hiện các hiệp định thương mại tự do là bước triển khai quan trọng của chủ trương này. Qua đó, Phó Thủ tướng bày tỏ cảm ơn bà Cecilia Malstrom đã chỉ đạo các cán bộ phụ trách thương mại của Ủy ban châu Âu, đặc biệt là Đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) tích cực làm việc để hai bên có thể cơ bản kết thúc đàm phán EVFTA vào ngày 4/8/2015 vừa qua.

"Việc EU hoàn tất phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam - EU và hai bên ký kết EVFTA sẽ là những động lực quan trọng, góp phần nâng quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU lên một tầm cao mới, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên", Phó Thủ tướng nêu rõ. Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam đề nghị EU và các nước thành viên tạo thuận lợi trong quá trình tham vấn nội bộ để xử lý các nội dung còn tồn tại trong đàm phán, cân nhắc thỏa đáng các lợi ích chính đáng của Việt Nam và sự chênh lệch trình độ phát triển giữa hai bên để có cam kết linh hoạt hơn cho Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và Hiệp định EVFTA sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển theo định hướng thị trường và phát triển quan hệ của Việt Nam với EU nói chung. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị hai bên thúc đẩy các công việc kỹ thuật còn lại và hoàn tất rà soát pháp lý trong thời gian sớm nhất để sớm ký, phê chuẩn và đưa Hiệp định vào thực thi. Việt Nam sẽ hết sức nỗ lực cùng EU đạt một Hiệp định toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng cho biết thêm, Việt Nam cam kết thực hiện các điều ước đa phương về môi trường và các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; cam kết không giảm các tiêu chuẩn về môi trường khi thực hiện các biện pháp thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng cường hợp tác về lao động...
 

 
EU sẽ tích cực xem xét ở Nghị viện châu Âu về việc công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Bà Cecilia Malstrom đánh giá: “Việt Nam là một mô hình tiêu biểu về hội nhập để phát triển ở khu vực ASEAN với chính sách đổi mới và hội nhập đáng ngưỡng mộ” và hy vọng hai bên sẽ tiếp tục hợp tác tốt về thương mại, lao động, nhân quyền trong thời gian tới.

Nói về Hiệp định EVFTA, Đại diện thương mại EU cho rằng đây là Hiệp định có ý nghĩa quan trọng, toàn diện và “có tham vọng giúp quan hệ hai bên cùng phát triển mạnh mẽ hơn nữa”. Đồng thời EVFTA sẽ có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy tiến trình cải cách ở Việt Nam. Bà Cecilia Malstrom cho biết hai bên sẽ sớm hoàn tất đàm phán các nội dung kỹ thuật, cụ thể là một số điều khoản về đầu tư, để các lãnh đạo cấp cao của hai bên có ký kết vào cuối năm nay. EU sẽ tích cực xem xét ở Nghị viện châu Âu về việc công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh hoan nghênh EU đã có tiếng nói đóng góp tích cực vào các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Về vấn đề này, bà Cecilia Malstrom khẳng định EU luôn ủng hộ việc tuân thủ luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông và sử dụng đối thoại để tìm giải pháp vì mục đích hòa bình và phát triển.

Hiện nay, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Trung Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Trong 6 tháng đầu năm 2015, thương mại hai chiều Việt Nam - EU đạt khoảng 19 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2014.

EU là đối tác đầu tư hàng đầu của Việt Nam với hơn 1.600 dự án có tổng vốn đăng ký hơn 19 tỷ USD. EU cũng là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA (sau Nhật), nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam khi ODA của EU dành cho Việt Nam giai đoạn sau luôn cao hơn giai đoạn trước./.
Theo Thành Chung/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...