Thêm 2 thị trường xuất khẩu “tỉ đô”

Tính đến hết tháng 8/2015, cả nước có 27 thị trường xuất khẩu đạt giá trị kim ngạch từ 1 tỉ USD trở lên, tăng 2 thị trường so với cùng kỳ năm 2014, theo thông tin cập nhật của Tổng cục Hải quan.

Hai thị trường “tỉ đô” mới của nước ta đều thuộc châu Mỹ, đó là Brazil và Mexico.

Trong đó, Brazil đạt giá trị kim ngạch 1,013 tỉ USD, tăng 103 triệu USD so với cùng kỳ năm 2014. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào Brazil có thể kể đến là: Điện thoại và linh kiện (hơn 373 triệu USD); giày dép các loại (gần 160 triệu USD); hàng dệt may (hơn 51 triệu USD)…

Còn tại thị trường Mexico, hết tháng 8, nước ta đạt mốc xuất khẩu 1 tỉ USD, tăng tới 280 triệu USD so với cùng kỳ năm 2014. Hàng hóa xuất khẩu lớn nhất vào quốc gia Bắc Trung Mỹ này vẫn là điện thoại và linh kiện với trị giá kim ngạch gần 385 triệu USD; kế đến là giày dép các loại gần 153 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hơn 100 triệu USD…

Với sự góp mặt thêm 2 thị trường nêu trên, hiện ở khu vực châu Mỹ, nước ta có 4 thị trường xuất khẩu “tỉ đô”. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta trên toàn thế giới với kim ngạch đạt 21,85 tỉ USD, tăng hơn 3,44 tỉ USD so với cùng kỳ. Trong đó có tới 6 nhóm mặt hàng xuất khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt trị giá từ 1 tỉ USD trở lên. Đứng đầu vẫn là hàng dệt may với kim ngạch đạt 7,338 tỉ USD. Tiếp đến là các mặt hàng giày dép hơn 2,7 tỉ USD; điện thoại và linh kiện gần 1,8 tỉ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hơn 1,74 tỉ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ gần 1,7 tỉ USD; máy móc thiết bị hơn 1,015 tỉ USD.

Thị trường xuất khẩu “tỉ đô” thứ 4 ở khu vực châu Mỹ (tính đến hết tháng 8) là Canada với giá trị kim ngạch 1,625 tỉ USD, tăng 319 triệu USD so với cùng kỳ 2014./.
Theo Vũ Trọng/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...