Ðộng lực phát triển kinh tế - xã hội

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và những thay đổi nhanh về cơ cấu của nền kinh tế, các đô thị ngày càng nổi rõ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, địa phương cụ thể.



Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường được quy hoạch khang trang, hiện đại.

Những năm qua, việc thực hiện Đề án “Phát triển mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2015” đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu như phát triển hệ thống đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Hệ thống đô thị có cơ cấu, chức năng hợp lý, tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên như đất đai, cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Việc đầu tư đã từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị của tỉnh có hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Trên thực tế, lĩnh vực phát triển đô thị trong những năm qua đã đạt được nhiều mục tiêu tích cực, nổi bật là việc gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hệ thống các đô thị phát triển nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ. Đến nay, trong tỉnh đã có 9 đô thị, trong đó thành phố Lào Cai đạt đô thị loại II, thị trấn du lịch Sa Pa đã đủ điều kiện đạt đô thị loại IV, kinh tế khu vực đô thị luôn chiếm khoảng 70% - 75% GDP của toàn tỉnh.

Tỉnh Lào Cai đã dành nguồn lực rất lớn cho đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật vào các đô thị trong thời gian qua nhằm đáp ứng cơ bản yêu cầu của tốc độ phát triển. Hiện, tổng chiều dài đường giao thông đô thị của tỉnh hơn 300 km, các tuyến đường giao thông đều đã hoàn thiện nền đường, mặt đường nhựa hoặc bê tông chịu lực với chiều rộng mặt đường chính phổ biến từ 17,5 - 58,5 m, đường khu vực, đường phố trong khu dân cư chiều rộng từ 9 - 12m.

Toàn tỉnh hiện có 14 nhà máy cấp nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn với tổng công suất đạt 63.400 m3/ngày, tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt hơn 80% với mức bình quân 100 lít nước/ngày. Hệ thống thoát nước sinh hoạt ngày càng hoàn thiện, điện chiếu sáng công cộng có chiều dài lên tới 186 km, diện tích cây xanh đô thị 191 ha, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trong các khu dân cư, công sở tại đô thị chiếm tới 95%.

Xác định vai trò, ý nghĩa của phát triển mạng lưới đô thị đối với cấu thành kinh tế - xã hội, trong những năm tới, tỉnh tiếp tục dành nguồn lực đầu tư lớn cho lĩnh vực này. Dự kiến tổng nguồn vốn cho 5 năm tới là 35.680 tỷ đồng, trong đó, vốn cho các công trình hạ tầng kiến trúc là hơn 18.000 tỷ đồng, số còn lại là vốn chỉnh trang, phát triển đô thị. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn tín dụng ưu đãi của Trung ương, nguồn vượt thu, tăng thu từ kinh tế địa phương sẽ dành ưu tiên cho đầu tư công, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, các hạ tầng các đô thị. Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách, ưu tiên cho phát triển các dịch vụ công trong đô thị như thoát nước, xử lý nước thải, cải thiện môi trường, điện chiếu sáng, mở rộng và tái thiết đô thị hoặc dành cho các khu đô thị mới.

Tỉnh xây dựng chính sách, cơ chế khuyến khích xây dựng các khu nhà ở bằng hình thức BOT, BTO, BT, PPP và đẩy mạnh đầu tư các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội từ quỹ đầu tư và quỹ phát triển đất của tỉnh. Nổi bật về định hướng xây dựng chính sách phát triển là việc miễn, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, chính sách thuế vay vốn ngân hàng thương mại. Ngành xây dựng cũng sẽ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về hiện trạng phát triển đô thị, đào tạo nguồn nhân lực và có cơ chế phân cấp quản lý chặt chẽ và rõ ràng.

Trong đó, mục tiêu chính là từng bước hoàn chỉnh mạng lưới các đô thị với cơ sở kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ và hiện đại. Các đô thị Lào Cai phát triển bền vững với môi trường, chất lượng sống đô thị tốt nhất, nền kiến trúc đô thị hiện đại nhưng giàu bản sắc. Tỉnh sẽ ưu tiên quy hoạch để phát triển vùng trung tâm, tuyến động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là thành phố Lào Cai, đô thị tại huyện Sa Pa và huyện Bảo Thắng, các khu kinh tế phụ cận với chủ lực là kinh tế dịch vụ - du lịch như Bảo Yên, Bắc Hà, Văn Bàn và Bát Xát.

Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%, dân số đô thị vào khoảng 175.000 người. Định hướng và tăng cường đầu tư phát triển thành phố Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc, ngang tầm với các đô thị loại II trong nước, có ít nhất 80% các tiêu chí chuẩn của đô thị loại I. Thành lập thị xã Sa Pa với các tiêu chí đạt đô thị loại III và có mang tính đặc thù, cơ cấu kinh tế chính là du lịch, dịch vụ, thương mại. Nâng cấp cụm đô thị Phố Lu - Tằng Loỏng, thị trấn Bắc Hà đạt cấp đô thị loại IV. Đối với đô thị đạt cấp V, tiếp tục duy trì phát triển thị trấn Phố Ràng, Khánh Yên, Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát và hình thành 3 đô thị mới là Bảo Hà - Tân An, Trịnh Tường và Y Tý thuộc huyện Bát Xát.

Ông Tô Ngọc Liễn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai cho biết: “Kể từ khi được công nhận là thành phố (năm 2004) đến nay, thành phố Lào Cai đã có những đổi thay to lớn, không ngừng trong phát triển đô thị. Điều này đã tạo cơ sở cho kinh tế của thành phố tăng trưởng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, thương mại dịch vụ của các địa phương trong tỉnh và cả khu vực. Đến nay, thành phố Lào Cai đã có hơn 405 đường, tuyến phố; hệ thống giao thông đầu mối như ga đường sắt, bến xe khách trung tâm, quốc lộ, đường cao tốc được đầu tư mở rộng; các công trình xây dựng trọng điểm thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thương mại... được đầu tư mạnh. Phát triển đô thị đã thay đổi diện mạo của thành phố, mang lại cuộc sống tốt hơn cho 150.000 người dân”.

Đô thị không chỉ là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội và văn hoá, đó còn là thước đo, phản ánh hình ảnh, tốc độ phát triển, tầm nhìn có tính chiến lược của một địa phương nhất định. Trên thực tế, định hướng phát triển đô thị của Lào Cai trong giai đoạn 2015 - 2020 đã đáp ứng được yêu cầu tiếp tục là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo tính hài hoà về hạ tầng kiến trúc, cấu thành xã hội, tính thích ứng vùng miền và tính thời đại./.
Theo Cao Cường/LCĐT

Tin Liên Quan

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Văn Phúc trao huy hiệu 60 năm tuổi Đảng tại huyện Si Ma Cai

Sáng 16/5, tại xã Nàn Sán, nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024), Huyện ủy Si Ma Cai tổ chức Lễ trao huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đảng viên Thền Xuấn Quáng, Chi bộ thôn Đội 3, Đảng bộ xã Nàn Sán.

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Bảo Thắng lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Ngày 14/5/2024, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Bảo Thắng đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Lào Cai tổ chức cuộc thi trực tuyến trên Internet Tìm hiểu cải cách hành chính

Trong tháng 8 năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức cuộc thi trực tuyến trực tuyến trên Internet “Tìm hiểu cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.

Lào Cai thu hút trên 2,7 triệu lượt khách du lịch

Theo số liệu thống kê của sở Du lịch, 04 tháng đầu năm 2024, khách du lịch đến Lào Cai ước đạt trên 2,7 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế trên 298.000 lượt, khách nội địa trên 2,4 triệu lượt, tăng 5,88% so với lũy kế cùng kỳ năm 2023.

Điểm sáng phát triển đảng viên trong thanh niên nhập ngũ

Chú trọng tạo nguồn, kết nạp Đảng cho thanh niên ưu tú chuẩn bị lên đường nhập ngũ góp phần nâng cao chất lượng chính trị trong thanh niên, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong quân ngũ. Năm 2024, Bảo Yên là địa phương điển hình trong triển khai công tác này.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh

Bắt nhịp với xu thế phát triển mới, Lào Cai đang thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Các cấp chính quyền và ngành chức năng của tỉnh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là trong thu hút đầu tư và bước đầu đạt kết quả tốt.