WB dự báo Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 5/10 cho biết, trong các nền kinh tế ASEAN thì Philippines và Việt Nam có điều kiện tăng trưởng hứa hẹn nhất.
Ông Sudhir Shetty-chuyên gia kinh tế trưởng WB tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương cho rằng: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh lên nhờ các động lực chính là xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. 

Trong các nền kinh tế ASEAN, Philippines và Việt Nam là hai quốc gia có điều kiện tăng trưởng hứa hẹn nhất.

Theo WB, tuy vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro, nhưng viễn cảnh kinh tế trung hạn Việt Nam nói chung là tích cực, nhờ cầu trong nước mạnh.

WB dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,2% trong năm 2015 và 6,3% vào năm 2016, cao hơn so với mức là 6% và 6,2% trong dự báo đưa ra hồi tháng 4/2015.

Đánh giá tác động của giá năng lượng toàn cầu giảm đối với nền kinh tế, ông Sudhir Shetty cho rằng: Việt Nam là nước xuất khẩu sản phẩm dầu thô, nhưng lại nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ, nên việc giá năng lượng giảm mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn là những tác động trái chiều.

WB cho rằng, theo dự kiến, thâm hụt tài khóa của Việt Nam sẽ được điều chỉnh nhờ các nỗ lực chấn chỉnh nhằm hạn chế tăng nợ công. Cán cân thương mại dự kiến sẽ thâm hụt trong năm 2015 do xuất khẩu tăng trưởng chậm, trong khi nhập khẩu tăng do các hoạt động kinh tế trong nước tăng. Nhưng lượng kiều hối mạnh sẽ giúp đảm bảo thặng dư cán cân thanh toán, tuy có kém hơn so với năm trước.

Theo WB, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển tại khu vực cần chú ý 3 lĩnh vực ưu tiên cải cách trung hạn: Một là, chú ý đến các nhu cầu đầu tư lớn. Một số nước cần cấp thiết đổi mới quy chế thì mới có thể khuyến khích đầu tư được.

Hai là, cần thay đổi ưu tiên tập trung trong chính sách nông nghiệp, thiết lập một chính sách lương thực đa ngành và am hiểu khái niệm an ninh lương thực một cách linh hoạt.

Ba là, cần hội nhập khu vực theo chiều sâu. Tháng 12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức ra đời. Thực hiện và mở rộng AEC sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn, nhưng điều đó cũng đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết một số thách thức mới, trong đó có việc xóa bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan, đẩy nhanh hội nhập dịch và và thúc đẩy hợp tác về chính sách quản lý./.

Theo Công Trí/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...