Biến đổi khí hậu – thách thức lớn đối với nền hòa bình thế giới

Các nhà chức trách chính trị và quân sự tham gia hội nghị tại Paris (Pháp) ngày 14/10 cùng lưu ý hiện tượng biến đổi khí hậu và những hệ quả của nó, sự suy giảm các nguồn lực tự nhiên chính là “mối đe dọa đối với hòa bình” cần được xem xét trong các chính sách quốc phòng và an ninh quốc tế.



Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tại Paris ngày 14/10/2015. (Ảnh: AFP)

Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh “Khí hậu và Quốc phòng: Những thách thức nào?”, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố nêu rõ: “Rối loạn khí hậu là nhân tố mang đến rối loạn an ninh”. “Hạn hán, nạn đói, lũ lụt do sự nóng lên của khí hậu sẽ có thể là một trong những nhân tố chủ yếu gây nên các cuộc xung đột cho những thế hệ tương lai” – ông nhấn mạnh.

Theo Ngoại trưởng Pháp – quốc gia chủ trì đăng cai hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP21 tới đây, biến đổi khí hậu sẽ làm cho “những nguồn tài nguyên sống còn như thức ăn và nước uống trở nên khan hiếm hơn” và vì vậy, kiểm soát hiện tượng này thậm chí còn quan trọng hơn là kiểm soát đất canh tác. Việc bảo tồn các nguồn lợi thủy sản cũng trở thành một thách thức lớn về an ninh.

Theo nhà lãnh đạo Pháp, những thay đổi này cũng sẽ dẫn đến làn sóng di cư lớn của người dân tại các quốc gia chịu tác động bởi hiện tượng nước biển dâng, với hàng chục hoặc hàng trăm triệu người tị nạn khí hậu trong tương lai.

Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra những “phương thức về mặt lý thuyết” giải thích làm thế nào mà những sự mất cân bằng như vậy lại có thể dẫn tới các cuộc xung đột.

Ông Nicolas Hulot, đặc phái viên của Tổng thống Pháp Francois Hollande về bảo vệ trái đất lưu ý: “Hãy thận trọng, nhưng có vẻ khá rõ ràng rằng biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang xảy ra được xem là một nhân tố làm tăng thêm và đôi khi là bùng nổ các cuộc xung đột”.

Theo nhà sinh thái học này, hiện tượng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng áp lực lên các nguồn lực tự nhiên, khiến cho các nguồn lực vốn đã khan hiếm lại càng trở nên khan hiếm hơn và sự cạnh tranh ngày càng trầm trọng. Ông Hulot cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ “thực tế quân sự hóa các khu vực nhạy cảm”, đồng thời kêu gọi “từ bỏ các nguồn nguyên liệu hóa thạch để (quay trở lại) các năng lượng tái tạo, vô tận và trong thời hạn miễn phí” như gió, mặt trời hoặc sinh khối.

Theo các đại biểu tham dự hội nghị, cần lường trước những hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu trong kế hoạch an ninh. Ông Fabius nhấn mạnh: Lĩnh vực quốc phòng phải giữ một phần công bằng trong nỗ lực toàn cầu đấu tranh chống biến đổi khí hậu thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo, cấp giấy chứng nhận sinh thái cho các tòa nhà, chống ô nhiễm và tái chế rác thải./.
Theo Khánh Linh/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát...

Các nước EU thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải

Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.