Hiệu quả từ việc thực hiện Dự án RVN A92

Sau 4 năm thực hiện Dự án “Nâng cao vai trò làm chủ về kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua can thiệp thị trường ở Lào Cai” (viết tắt là RVN A92), đã đem lại những tác động tích cực cho cuộc sống của người dân. Có hơn 600 phụ nữ dân tộc thiểu số và gia đình hưởng lợi trực tiếp và hơn 230 nghìn người hưởng lợi gián tiếp từ dự án. Những phụ nữ hưởng lợi trực tiếp có thu nhập tăng trung bình trên 16 triệu đồng/năm từ nuôi lợn đen.
Dự án RVN A92 được triển khai từ năm 2011, do tổ chức Oxfam (Anh) phối hỗ trợ thực hiện trên địa bàn các xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương), Trịnh Tường và Mường Hum (huyện Bát Xát). Nhóm người sản xuất được dự án lựa chọn hỗ trợ (hay tác động, thúc đẩy) là đồng bào dân tộc thiểu số (Mông, Dao, Tày, Nùng…), là nhóm người thường dễ bị tổn thương hoặc phải chịu đựng sự đói nghèo và các cú sốc (như thiên tai, dịch bệnh, bất bình đẳng xã hội, mối quan hệ xã hội, …) nhiều hơn so với trong cùng nhóm dân tộc khác (nhóm người Kinh). Dự án tập trung thực hiện các hoạt động nhằm nâng cấp sản phẩm; Tăng cường vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ và chuyển đổi quan hệ giới ở cấp hộ gia đình, cộng đồng. Đồng thời vận động chính sách về vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ và các bài học kinh nghiệm từ thực hiện dự án.
 
Sau 4 năm triển khai, dự án đã mang lại những tác động tích cực cho cuộc sống của người dân. Đã có 629 phụ nữ dân tộc thiểu số và gia đình hưởng lợi trực tiếp, 234.000 người hưởng lợi gián tiếp từ dự án. Tỷ lệ hộ nghèo ở xã dự án đều giảm qua các năm: Tỷ lệ hộ nghèo xã Lùng Khấu Nhin giảm từ 82% (năm 2011) xuống còn 49,5% (năm 2014), xã Mường Hum giảm từ 58,3% xuống còn 23,3% và Trịnh Tường từ 59,3% xuống còn 20,1%.
 
Chuỗi lợn đen được lựa chọn để phát triển phù hợp với tiềm năng của địa phương, với truyền thống chăn nuôi của đồng bào dân tộc và điều kiện tự nhiên. Thông qua các hoạt động tập huấn về các kỹ năng nuôi lợn, thành lập các tổ nhóm sinh hoạt cho các chị em phụ nữ, thành lập tủ thuốc thú y, kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn, kết nối với các tổ chức tài chính để hỗ trợ vay vốn. Dự án đã tạo ra được những thay đổi đáng kể trong cách nghĩ, cách làm kinh tế của đồng bào và đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Từ chỗ nuôi 1 - 2 con lợn để sử dụng cho nhu cầu của gia đình và chỉ bán khi cần tiền mà không biết tính toán lỗ/lãi thì nay các hộ gia đình đã biết nuôi số lượng lợn lớn hơn, bán ra thị trường vào những thời điểm có giá cao để tăng thu nhập cho gia đình. Các phụ nữ hưởng lợi trực tiếp có thu nhập tăng trung bình trên 16 triệu đồng/năm từ nuôi lợn đen. Hoạt động “Ngân hàng lợn” đã phát huy hiệu quả, giúp chị em tự chủ hơn trong phát triển kinh doanh. Việc tuyên truyền kiến thức và kỹ năng chăn nuôi lợn đen bản địa theo định hướng thị trường thông qua các phiên chợ là một sáng kiến độc đáo, hấp dẫn và hiệu quả. 
 
Chuỗi lợn đen đã được đưa vào trong quy hoạch ngành chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến 2030. Sản phẩm lợn đen đã được đề xuất thành thương hiệu “Lợn đen của Lào Cai” và gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ để cấp giấy chứng nhận và bảo hộ.
 
Ngoài ra, dự án đã góp phần cải thiện môi trường thông qua mô hình nuôi lợn “khoanh nhốt” chứ không thả rông như trước. Chuồng trại thoáng, mát, đảm bảo vệ sinh, giúp cho đàn lợn lớn nhanh và khỏe mạnh hơn, giảm được tình trạng lợn bị chết, bị bệnh do chuồng trại chật hẹp và mất vệ sinh.  
 
Đồng thời, Dự án cũng có những tác động thay đổi về nhận thức giới, về vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Nhiều chị em phụ nữ đi tiên phong trong các phong trào do chính quyền hay dự án phát động, áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất kinh doanh, chủ động tìm kiếm các hoạt động kinh doanh khác ngoài sản xuất nông nghiệp để đa dạng hóa nguồn thu, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Cụm từ “Phụ nữ làm chủ kinh tế” đã trở nên phổ biến với các cấp ở Lào Cai và được lồng ghép vào kế hoạch và chiến lược kinh tế - xã hội của địa phương./.
Ngọc Linh

Tin Liên Quan

Học sinh Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đoạt giải Vàng tại Cuộc thi triển lãm phát minh quốc tế

Hai dự án của Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đoạt giải Vàng tại cuộc thi là: “Bàn tay robot hỗ trợ người khuyết tật chi trên” và “Thiết bị thông minh hỗ trợ người mù”.

Bộ CHQS tỉnh: Nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Lào Cai được xác định là 1 trong 6 cực tăng trưởng của vùng trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 369/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong quy hoạch này, Lào Cai được xác định là 1 trong 6 cực tăng trưởng của vùng trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Lào Cai hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2024

Các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2024 sẽ được diễn ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ ngày 15/5 đến 22/5/2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy...

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành đạt hơn 46 triệu USD trong 5 ngày nghỉ lễ

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lào Cai cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành) đạt hơn 46 triệu USD.