Sa Pa: Những kết quả nổi bật trong sản xuất nông nghiệp

Sa Pa là huyện vùng cao, có lợi thế về đất đai, khí hậu phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng, vật nuôi của miền ôn đới. Ðể khai thác hiệu quả tiềm năng này, huyện Sa Pa đã xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, giúp tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác, đồng thời ứng dụng công nghệ cao để tăng thu nhập cho nông dân.

Về trồng trọt, huyện Sa Pa đã thực hiện công tác chuyển đổi diện tích cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Bước đầu đã thành lập vùng trồng rau, quả an toàn tập trung ở một số xã Trung Chải, Sa Pa, Tả Phìn. Toàn tỉnh có khoảng 500 ha trồng rau an toàn thì riêng Sa Pa chiếm 200 ha, sản xuất trên 23 nghìn tấn rau/năm, là huyện có diện tích và sản lượng trồng rau an toàn lớn nhất tỉnh.


Các hộ dân tham gia tổ/đội sản xuất rau an toàn (triển khai tại xã Tả Phìn, Sa Pả)- Ảnh Phòng NN huyện Sa Pa


Sa Pa cũng là địa phương được tỉnh lựa chọn triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng. Mô hình điểm sản xuất rau, hoa nhà kính, nhà lưới với diện tích 2.000m2, năng suất đạt 20 - 30 tấn/ha, doanh thu 300 - 400 triệu đồng/ha. Mô hình này đang được nhân rộng lên 6.850m2 tại Sa Pa. Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng phát triển các loại cây ăn quả, cây ôn đới quanh năm như: Đào, mận, lê  và các cây ăn quả khác.

Phát triển cây dược liệu cũng là thế mạnh của huyện như Atiso, giảo cổ lam, bạch truật,.. Chỉ tính riêng trong năm 2015,  Sa Pa đã trồng được 67 ha cây dược liệu Atiso và đã cho thu hoạch được 2.570 tấn lá tươi.

Đây cũng là địa phương có diện tích trồng hoa lớn với 225 ha hoa cắt cành và 85.000 chậu, giỏ hoa lan, địa lan để cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể hoa địa lan Kiếm Hồng Hoàng Sa Pa.

Công tác liên kết giữa doanh nghiệp và người dân trong quá trình sản xuất, bao tiêu sản phẩm đã giúp người dân có thể yên tâm sản xuất, tránh được nhiều rủi ro trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.Tính đến thời điểm hiện nay đã có 4 doanh nghiệp, hợp tác xã đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có các hộ gia đình, Hiệp hội sản xuất rau, hoa tại Sa Pa hiện đang sản xuất ứng dụng công nghệ cao với quy mô 22 ha, vốn đầu tư lên đến 510 tỷ đồng.

Về chăn nuôi, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng các loại hình gắn với kiểm soát bệnh dịch. Áp dụng hệ thống chuồng lạnh khép kín, sử dụng công nghệ làm mát, máng ăn tự động. Thu gom xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học (EM). Đến năm 2015 có 95% hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại với tổng đàn gia súc 44.500 con, đàn gia cầm có 140.000 con. Với tiềm năng, lợi thế của mình, Sa Pa đã xây dựng quy hoạch chi tiết vùng nuôi nước lạnh với thể tích lên đến 52.970 m3. Sản phẩm chủ yếu là các tầm, cá hồi. Sản lượng cá nước lạnh đạt 265 tấn, tăng 65 tấn so năm 2010, đồng thời xây dựng thành công nhãn hiệu cá nước lạnh Sa Pa.

Với nỗ lực của các cấp, ngành, nhân dân trên địa bàn huyện, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đời sống của người dân được nâng cao, góp phần tích cực vào quá trình xoá đói, giảm nghèo cho các dân tộc ở Sa Pa. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh, từ 220,6 tỷ đồng/năm 2010 lên 450 tỷ đồng/năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 40,8%.

Sản xuất nông nghiệp truyền thống có bước tăng trưởng khá, diện tích trồng lúa và ngô mới có năng suất cao chiếm 95%, đẩy mạnh thâm canh trên cả diện tích đất nương và đất ruộng, nâng hệ số sử dụng đất từ 1,34 lần/ năm 2010 lên 1,45 lần /năm 2015. Năng suất và sản lượng lương thực có hạt tăng đáng kể, đến năm 2015 đạt 18.200 tấn (tăng hơn 1.000 tấn so với 2010), bước đầu xây dựng được một số mô hình sản xuất hàng hóa chất lượng và hiệu quả góp phần nâng giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác từ 31,9 triệu đồng(năm 2010) lên 65 triệu đồng (năm 2015).

Để phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, trong giai đoạn 2016-2020, Đảng bộ huyện Sa Pa xác định: Tiếp tục huy động các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Duy trì ổn định diện tích trồng lúa nước hiện có; đẩy mạnh sản xuất thâm canh tăng vụ trên cơ sở ứng dụng các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến; áp dụng tốt các quy tình kĩ thuật gieo trống, tiếp tục đưa các giống lúc ngô có năng suất chất lượng cao và sản xuất. Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của Sa Pa phục vụ thị trường du lịch. Kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực và kinh nghiệm đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại khu vực Séo Mí Tỷ xã Tả Van và các xã khác. Phấn đấu đến năm 2020 năng suất lúa bình quân đạt 48 tạ/ha, ngô đạt 40 tạ/ha. Quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như rau an toàn, dược liệu, hoa, cây ăn quả, chăn nuôi thủy sản; tăng cường hệ thống thú y và bảo vệ thực vật. Khuyến khích phát triển các loại hình hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà, làm tốt các chính sách hỗ trợ nông nghiệp và đổi mới cơ chế hỗ trợ sản xuất cho phù hợp, hiệu quả./.
Thanh Nga

Tin Liên Quan

Để phong trào “Dân vận khéo” lan tỏa

Sau hơn 10 năm triển khai phong trào, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì gần 5.300 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Đảng bộ khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh 65 năm xây dựng và phát triển

Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh trong sự phát triển chung của tỉnh

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh (10/5/1959 - 10/5/2024), Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy về những kết quả đạt được trong thời gian qua và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ Khối trong tình hình mới.

Tinh thần khởi nghiệp của chàng trai "9x" dân tộc Nùng

Không nản chí, không sợ thất bại, luôn cần cù, chịu khó học hỏi là những đức tính để anh Lương Văn Xuân, sinh năm 1990, dân tộc Nùng ở thôn Trang Nùng, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) phát triển kinh tế, thành công với mô hình gia công cơ khí và ươm giống cây nông nghiệp.

Họp Ban Chỉ đạo Dự án GREAT 2 Lào Cai

Sáng 8/5, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Dự án Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại Lào Cai (Dự án GREAT 2 Lào Cai).