Việt Nam giảm dần nhập siêu từ ASEAN

Trong giai đoạn 2005 - 2015, Việt Nam luôn nhập siêu trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, do tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu từ thị trường này nên tỉ lệ nhập siêu từ ASEAN giảm dần.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong giai đoạn 2005 - 2008, trị giá buôn bán hàng hoá hai chiều tăng bình quân khoảng 26%/năm. Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất n​hập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN chỉ đạt 14,91 tỉ USD, trong khi đó con số này của năm 2008 là 29,77 tỉ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam - ASEAN chỉ đạt 22,89 tỉ USD, giảm 24% so với năm trước đó.

Tuy nhiên giai đoạn 2010 - 2012, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - ASEAN hồi phục trở lại với mức tăng trưởng 2 con số, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn này đạt 19%/năm. Cụ thể trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN lên đến con số 38,7 tỉ USD. Từ năm 2013 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN vẫn đạt được tăng trưởng dương nhưng có dấu hiệu chậm lại.

Cụ thể trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 40,1 tỉ USD, tăng 3,5%; năm 2014 đạt 42,85 tỉ USD, tăng 6,9% và tính đến 11 tháng từ đầu năm 2015 đạt con số 39,2 tỉ USD, chỉ tăng nhẹ 0,1% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu xuất khẩu, trước năm 2010, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường ASEAN là dầu thô và gạo, chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch.
 
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam - ASEAN
giai đoạn 2005 - 2014 và 11 tháng của năm 2015



Nguồn: Tổng cục Hải quan

Kể từ năm 2010, mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN rất đa dạng phong phú. Ngoài 2 nhóm hàng truyền thống dầu thô và gạo xuất, các doanh nghiệp ở Việt Nam còn phát triển xuất khẩu nhiều nhóm hàng như điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng. Một số sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN.

Trong nhiều năm qua, chiếm tỉ trọng trên 60% kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: Xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng điện gia dụng và linh kiện; linh kiện và phụ tùng ô tô; hóa chất và sản phẩm hóa chất…

Đáng chú ý, giai đoạn 2005 - 2015, Việt Nam luôn nhập siêu trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, do tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu từ thị trường này nên tỉ lệ nhập siêu từ ASEAN giảm dần. Cụ thể, năm 2005 có thâm hụt 3,9 tỉ USD, với tỉ lệ nhập siêu là 70,1%; đến năm 2010 thâm hụt 6 tỉ USD, với tỉ lệ nhập siêu là 57%; năm 2014 thâm hụt 4 tỉ USD, với tỉ lệ nhập siêu giảm xuống còn 20,3%. Trong 11 tháng tính từ đầu năm 2015, do kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 16,8 tỉ USD, giảm 6,3% và kim ngạch nhập khẩu đạt 22,4 tỉ USD, tăng 5,5% nên mức thâm hụt thương mại là 5,6 tỉ USD, tăng % so với cùng kỳ năm 2014 và tỉ lệ nhập siêu là 33,5%. Đến nay, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc).

Về xuất khẩu, ASEAN là thị trường lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam (sau Hoa Kỳ và EU), ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 3 cho các doanh nghiệp Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc).

Trong những năm tới, cùng việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với 600 triệu dân, gia tăng xuất khẩu trong nội khối cũng như với các đối tác bên ngoài, thu hút đầu tư nội khối và từ các đối tác bên ngoài. Đây sẽ là bàn đạp để Việt Nam trưởng thành và tham gia vào những hiệp định thương mại tự do rộng lớn hơn như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU./.
Theo Minh Khôi/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...