63 địa phương đã kết nối với hệ thống quản lý văn bản của VPCP

Theo Văn phòng Chính phủ (VPCP), tính đến ngày 15/1/2016, đã có 22 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ thống quản lý văn bản kết nối tới hệ thống của Văn phòng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ cho biết, đến nay đã hoàn thành việc kết nối hệ thống quản lý văn bản của hầu hết các bộ, ngành, địa phương với hệ thống của Văn phòng Chính phủ (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử được Chính phủ ban hành vào ngày 14/10/2015 hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Một nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết 36a là xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản, hoàn thành trước ngày 1/1/2016; tổ chức triển khai phần mềm quản lý văn bản đối với các cơ quan chưa có hoặc đã có nhưng chưa đáp ứng yêu cầu liên thông.

 

Trong báo cáo quý IV/2015 về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, Văn phòng Chính phủ cho biết, trước khi Nghị quyết 36a được ban hành, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực xây dựng và sử dụng phần mềm quản lý văn bản; tuy nhiên các phần mềm triển khai còn rời rạc, không đồng bộ, chưa liên kết thành một hệ thống thống nhất. Vì vậy, văn bản điện tử không được gửi, nhận thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, dữ liệu chưa được chia sẻ và khai thác chung trong hệ thống.

Thực hiện Nghị quyết 36a, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng kế hoạch và chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai kết nối và thử nghiệm liên thông hệ thống quản lý văn bản. Sở TT&TT TP.HCM đã tích cực tham gia triển khai giải pháp kỹ thuật hỗ trợ Văn phòng Chính phủ kết nối với các bộ, ngành, địa phương.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, đến nay về cơ bản đã thực hiện kết nối các phần mềm quản lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố; đồng thời đang hoàn thành thử nghiệm việc liên thông trước khi triển khai chính thức.

Cụ thể, đến ngày 15/1/2016, đã có có 22 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ thống quản lý văn bản kết nối tới Văn phòng Chính phủ.

Kết quả thử nghiệm liên thông cho thấy, đã có 5/29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 2/63 tỉnh, thành phố đã gửi và nhận văn bản trên hệ thống; có 10/29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 61/63 tỉnh, thành phố đã gửi, nhận và biết được trạng thái xử lý của các văn bản.

Văn phòng Chính phủ cũng cho biết, theo thông tin từ các địa phương, đã có 411 đơn vị hành chính cấp huyện, 774 sở, ban, ngành và 1.883 đơn vị hành chính cấp xã được kết nối. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản trên toàn quốc. Lãnh đạo Chính phủ và các cơ quan liên quan có thể theo dõi kết quả xử lý công việc tại các bộ, ngành, địa phương thông qua phản hồi trạng thái xử lý văn bản trên hệ thống. Năm trạng thái gồm văn bản đã đến, đã tiếp nhận, đã phân công, đang thực hiện và đã hoàn thành được ghi nhận tự động trên hệ thống.

Văn phòng Chính phủ xác định một nội dung cần được tập trung triển khai trong quý I/2016 là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản tới các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã (thời hạn hoàn thành là ngày 1/1/2017)./.

(theo ICT News)

Tin Liên Quan

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó,...

Không chủ quan với lạm phát

Bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước ta tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung. Những con số này cho thấy diễn biến lạm phát vẫn cơ bản ổn định và trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhiều dự báo cũng cho thấy, giá...

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu...