Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2016: Vì Tương lai mới của châu Á

Năm nay Diễn đàn châu Á Bác Ngao sẽ tập trung thảo luận các vấn đề tài chính thế giới và vai trò của châu Á trong thúc đẩy kinh tế thế giới.

Hôm nay (22/3) bắt đầu diễn ra các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2016 tại thị trấn Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2016: Vì Tương lai mới của châu Á - 1

Ảnh: CCTV.

Với chủ đề “Tương lai mới của châu Á – Sức sống mới và viễn cảnh tầm nhìn mới”, Diễn đàn năm 2016 sẽ tập trung thảo luận về tình hình tài chính thế giới, động lực mới thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, vai trò của châu Á trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển…

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ dự phiên khai mạc Diễn đàn.

Diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tuy phục hồi nhưng còn chậm, giá dầu giảm sâu tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế thế giới, kinh tế châu Á tiếp tục có nhiều biến đổi sâu sắc, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tốc độ phát triển có xu hướng chậm lại…

Diễn đàn năm nay là cơ hội quan trọng để thảo luận, tìm ra động lực mới cho sự phát triển của kinh tế thế giới, tìm kiếm phương thức mới quản lý thể chế kinh tế và tài chính toàn cầu, phát huy vai trò của châu Á là đầu tàu thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển.

Trong khuôn khổ 4 ngày của Diễn đàn, sẽ có hơn 80 hoạt động khác nhau như hội thảo chuyên đề, thảo luận bàn tròn, đối thoại trực tiếp… với sự tham dự của hơn 300 diễn giả và 1.700 đại biểu, tiến hành thảo luận tất cả các góc độ khác nhau của tình hình kinh tế thế giới và châu Á, trong đó đi sâu thảo luận 6 nội dung chính gồm đổi mới sáng tạo, liên kết khu vực, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, vấn đề kinh tế nổi bật, hiện tượng kinh tế mới nổi và ngành nghề mới.

Là một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn, Việt Nam nhiều lần tham dự Hội nghị thường niên ở cấp Chính phủ và có nhiều đóng góp cho các kỳ Hội nghị.

Thông qua tham dự Diễn đàn, Việt Nam mong muốn tiếp tục nâng cao vai trò trong khu vực; tìm hiểu, thảo luận và chia sẻ ý kiến với các nhà lãnh đạo thế giới và khu vực về những thay đổi trong các vấn đề kinh tế, tài chính, giáo dục, môi trường và khoa học công nghệ; quảng bá hình ảnh kinh tế Việt Nam năng động, đầy tiềm năng phát triển, đang đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ; đồng thời tranh thủ tiếp xúc rộng rãi với một số lãnh đạo các nước, báo chí quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư và mở rộng thị trường.

Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam dự phiên khai mạc diễn ra vào sáng 24/3./.

Theo vov.vn

Tin Liên Quan

Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát...

Các nước EU thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải

Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.