Những kết quả đáng ghi nhận sau hơn 2 năm thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận.


Sau khi Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ra đời, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Chương trình hành động số 153-CTr/TU ngày 06/01/2014 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Bên cạnh đó, Lào Cai xác định lĩnh vực giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, vì vậy trong giai đoạn 2011-2015 Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã ban hành Đề án số 11 "Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, giai đoạn 2011-2015" thuộc 7 chương trình, 27 đề án trọng tâm toàn khóa.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 657 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; 10 trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên; 03 trường chuyên nghiệp với tổng số 194.260 học sinh, sinh viên.

Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt chuẩn năm 2013, hoàn thành trước 01 năm so với kế hoạch, trước 2 năm so với Nghị quyết  Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được đẩy mạnh, duy trì vững chắc ở  164/164 xã, phường, thị trấn tại 9/9 huyện, thành phố.

Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở tăng lên 91,05% năm 2015 (tăng 3,7% so với năm 2011). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học lên trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên hằng năm đều tăng, năm học 2015-2016 đạt 70,4%, tăng 3,04% so với năm học 2010-2011; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm  2015 đạt 92,4% (cao hơn trung bình toàn quốc 1%). Tỷ lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng chiếm 35,7%.

Đặc biệt, số học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi, học sinh năng kiếu hằng năm đều tăng. Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2014-2015 có 27 em đạt giải; năm học 2015-2016 có 41 em đạt giải.

Toàn tỉnh có 300 trường học đạt chuẩn quốc gia, tăng 140 trường so với năm học 2010-2011. Có được kết quả này là do tỉnh đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa gắn với  chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời tích cực xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia với phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện – học sinh tích cực” đã tạo cơ sở quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.


Môt giờ học ngoại khóa của cô và trò Trường tiểu học Lê Văn Tám.

Nhiều  mô hình giáo dục, mô hình quản lý giáo dục tiến tiến được xây dựng và thực hiện. Điển hình như mô hình Trường học mới (VNEN) đã được  triển khai cách đây 5 năm. Từ 4 trường học thí điểm ban đầu, mô hình này hiện nay đã được nhân rộng lên tới 117/238 trường tiểu học trong cả tỉnh và thí điểm ở 4 trường trung học cơ sở từ năm học 2014 - 2015 đã làm thay đổi môi trường giáo dục, tạo nên sự chuyển biến rõ nét về chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường tiểu học; đặc biệt là ở nhiều trường vùng cao Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa đã có nhiều sáng tạo trong thực hiện. Cách triển khai mô hình VNEN ở Lào Cai được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao và nhân rộng ra cả nước. Trong năm học 2015 - 2016, mô hình VNEN tiếp tục được triển khai thí điểm tại hơn 90 trường trung học cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, các mô hình “trường học gắn với thực tiễn”, trường học “nông trường, nông trại”, trường học “Trường tiểu học năng động”; “Trường học kết nối”,… là những điển hình tiên tiến được Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu trên toàn quốc.

Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường. Toàn tỉnh hiện có 18.392 cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; lĩnh vực dạy nghề  có 667 người (trong đó cán bộ quản lý 84 người, giáo viên dạy nghề 293 người, giáo viên dạy văn hóa 166 người,…). 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên về chuyên môn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện nay.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt các nội dung Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tỉnh Lào Cai tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, trọng tâm là quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao, đổi mới nhận thức, hiểu biết tư duy về công tác giáo dục cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cả cộng đồng trong việc triển khai có hiệu quả các hoạt động giáo dục. Chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục hợp lý, tạo cơ hội cho học sinh có điều kiện học tập tốt hơn. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới công tác quản lý, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học theo hướng phát triển phát triển phẩm chất, năng lực của học trò, lấy học sinh làm trung tâm.  Ưu tiên phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Tập trung vào lĩnh vực đào tạo nghề, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; chuẩn hóa cơ sở vật chất các trường học vùng cao, vùng khó khăn, kiên cố hóa, hiện đại hóa trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục toàn diện và hiệu quả; chủ động, tích cực hội nhập, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
                                                                                                                               
Với những kết quả đạt được sẽ là tiền đề tạo niềm tin và động lực cho quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai, từ đó có những bước đi vững chắc hơn trong giai đoạn tới./.




Đoàn Tuyến

Tin Liên Quan

Từ ngày 2 - 8/6 sẽ diễn ra Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng năm 2024

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 là một trong những hoạt động của “Festival cao nguyên trắng Bắc Hà” mùa hè năm 2024 với chủ đề “Nghiêng say vó ngựa cao nguyên”.

Để phong trào “Dân vận khéo” lan tỏa

Sau hơn 10 năm triển khai phong trào, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì gần 5.300 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Đảng bộ khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh 65 năm xây dựng và phát triển

Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh trong sự phát triển chung của tỉnh

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh (10/5/1959 - 10/5/2024), Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy về những kết quả đạt được trong thời gian qua và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ Khối trong tình hình mới.

Tinh thần khởi nghiệp của chàng trai "9x" dân tộc Nùng

Không nản chí, không sợ thất bại, luôn cần cù, chịu khó học hỏi là những đức tính để anh Lương Văn Xuân, sinh năm 1990, dân tộc Nùng ở thôn Trang Nùng, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) phát triển kinh tế, thành công với mô hình gia công cơ khí và ươm giống cây nông nghiệp.