Việt Nam tham gia Hiệp định GPA với tư cách quan sát viên

Chiều ngày 5/12, Ủy ban Mua sắm Chính phủ thuộc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã có phiên họp chính thức phê chuẩn quy chế quan sát viên của Hiệp định Mua sắm chính phủ (GPA) đối với Việt Nam, nâng tổng số quan sát viên của Hiệp định này lên 26.

Thay mặt Ban thư ký, ông Bruce Christie, Chủ tịch Ủy ban Mua sắm Chính phủ đã hoan nghênh Việt Nam gia nhập GPA với tư cách quan sát viên. Cho đến nay, Hiệp định Mua sắm chính phủ là một trong những Hiệp định quan trọng nhất của WTO. Hiệp định này chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử, đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh trong đấu thầu, nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển, trong đó chú ý lợi ích tổng thể của việc tự do hóa mua sắm của chính phủ.

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng phái đoàn ngoại giao Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva nhấn mạnh: Kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam luôn theo đuổi cơ chế thương mại mở và minh bạch, tương thích với các quy định của WTO. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, song những thách thức vẫn đang còn ở phía trước, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay. Việt Nam chủ trương tích cực và chủ động hội nhập toàn diện vào nền kinh tế quốc tế, gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới kinh tế. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm phát luật về đấu thầu, mua sắm công để phù hợp với quy định của Hiệp định mua sắm chính phủ trong WTO. Việc tham gia GPA với tư cách quan sát viên được xem là bước đầu tiên tiến tới trở thành thành viên chính thức của Hiệp định.

Đại diện của các thành viên GPS của WTO như Canađa, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sĩ, Na Uy ... lần lượt có bài phát biểu chào mừng Việt Nam tham gia với tư cách quan sát viên, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm hoàn tất các thủ tục để tham gia là thành viên chính thức GPA.

GPA là hiệp định không có tính ràng buộc đối với các nền kinh tế thành viên của WTO. Hiệp định này mở ra hàng loạt cơ hội tiếp cận thị trường mua sắm chính phủ của các nền kinh tế thành viên GPA, đặc biệt là cơ hội tiếp cận các thị trường mới trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giao thông…, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách công.

Ra đời sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay năm 1994 và đến năm 1996 các hoạt động thúc đẩy minh bạch đa phương được bắt đầu, GPA đến nay đã có sự tham gia của 42 thành viên (bao gồm Liên minh châu Âu và 27 nước thuộc EU).

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Động lực tăng trưởng nông nghiệp từ các FTA

Việt Nam hiện đang tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực trên thế giới. Đây được ví như những con đường cao tốc, kết nối nền kinh tế Việt Nam với các đối tác thương mại lớn trên toàn cầu. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các FTA đã và đang trở thành động lực tăng trưởng mạnh...

Quốc hội bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội

Chiều 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự, thực hiện quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội đối với ông Trần Thanh Mẫn.

Hiệp ước Xanh: Hành trình nhiều gian nan

Việc thực hiện Hiệp ước Xanh ở châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn do lo ngại về tác động kinh tế và sự phản đối từ một số ngành. Tuy nhiên giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định Hiệp ước Xanh vẫn là ưu tiên hàng đầu của khối và liên minh sẽ “linh hoạt trong cách thức thực hiện” hiệp...

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh: Từ đoàn kết trong Đảng đến đồng thuận xã hội

“Tôi chỉ có một đảng, Đảng Việt Nam” - Đó là lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I (ngày 31/10/1946). Đó là sự khẳng định của Người sáng lập ra Đảng, xây dựng thiết chế Nhà nước và mở đường kiến thiết...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV

Sáng nay (20/5) Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.