Hợp tác kinh tế là động lực phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt-Lào

Phát biểu với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Thủ đô Vientiane (Lào), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư chính là động lực để phát triển, làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt, anh em Việt-Lào.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Lào. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến
Báo cáo với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn, Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần có các giải pháp để thúc đẩy quan hệ kinh tế tương xứng với quan hệ chính trị.
“Các bộ, ngành cần hỗ trợ thúc đẩy hoạt động đầu tư, trao đổi thương mại, tạo nên sự kết nối trong phát triển giữa hai nước thông qua những dự án hợp tác cụ thể”, Đại sứ đề nghị.
Phát biểu với tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện kiều bào ta tại Lào, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoàn toàn nhất trí với đề xuất này. Phó Thủ tướng cho rằng, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, thủy chung, son sắt giữa hai nước hiện nay đang phát triển rất tốt đẹp, do đó mỗi bộ, ngành phải có trách nhiệm, giải pháp cụ thể để vun đắp, làm sâu sắc hơn, khẳng định sự bền chặt của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.
Theo Phó Thủ tướng, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào có vai trò đặc biệt quan trọng. Đại sứ quán chính là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào, khuyến khích doanh nghiệp Lào hợp tác với Việt Nam. Bên cạnh đó, Đại sứ quán cũng đã thực hiện tốt việc quản lý, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Lào, đưa Đại sứ quán trở thành ngôi nhà chung để cộng đồng chia sẻ khó khăn, đoàn kết cùng phát triển.

Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khuôn viên
của Đại sứ quán. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến
“Trong điều kiện hết sức khó khăn, Đại sứ quán đã làm được những việc hết sức to lớn, đây là sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ, công nhân viên Đại sứ quán và cũng là sự đóng góp, chia sẻ của cộng đồng người Việt Nam tại Lào”, Phó Thủ tướng nói.
Thông báo về những kết quả lớn của chuyến thăm, làm việc tại Lào, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết đây là chuyến thăm nhằm cụ thể hoá các thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, trọng tâm là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, coi đây là động lực để vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.
“Hai bên đã có cuộc hội đàm thẳng thắn, thực chất, cởi mở, từ đó đạt được những thoả thuận mang tính đột phá trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, phục vụ sự phát triển của cả hai nước”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ thành lập một tổ công tác để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào, trong đó có vai trò quan trọng của Đại sứ quán.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Lào cần thực hiện tốt hơn nữa công tác cộng đồng, phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng để có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời; đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu để tăng số lượng học bổng cấp cho con em của kiều bào ta tại Lào, học sinh Lào sang du học tại Việt Nam.
Theo Xuân Tuyến/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Hiệp ước Xanh: Hành trình nhiều gian nan

Việc thực hiện Hiệp ước Xanh ở châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn do lo ngại về tác động kinh tế và sự phản đối từ một số ngành. Tuy nhiên giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định Hiệp ước Xanh vẫn là ưu tiên hàng đầu của khối và liên minh sẽ “linh hoạt trong cách thức thực hiện” hiệp...

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh: Từ đoàn kết trong Đảng đến đồng thuận xã hội

“Tôi chỉ có một đảng, Đảng Việt Nam” - Đó là lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I (ngày 31/10/1946). Đó là sự khẳng định của Người sáng lập ra Đảng, xây dựng thiết chế Nhà nước và mở đường kiến thiết...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV

Sáng nay (20/5) Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.