Máy bay không người lái của Việt Nam sẽ bay khảo sát Tây Nguyên

Theo Viện Công nghệ không gian (Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam), tới đây, những chiếc máy bay không người lái (UAV) của Việt Nam sẽ thực hiện các chuyến bay khảo sát Tây Nguyên cũng như lấy mẫu khí quyển phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

Những chiếc UAV được bay thử nghiệm ngày 3/5.
Ảnh do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ cung cấp.

Sự kiện các nhà khoa học của Viện Công nghệ không gian (Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam) bay thử nghiệm thành công 3 mẫu máy bay không người lái đã đánh dấu bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ cao, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia sản xuất được UAV.

Theo TS. Phạm Ngọc Lãng, Giám đốc Viện Khoa học công nghệ không gian, Chủ nhiệm Dự án, ý tưởng chế tạo UAV xuất phát từ đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học” được bắt đầu từ năm 2008.  Việc sản xuất thành công UAV không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa kinh tế rất lớn bởi nhập khẩu UAV từ nước ngoài có chi phí rất lớn chưa kể các chi phí phải trả cho các dịch vụ kĩ thuật kèm theo trong khi việc mua bán chỉ đơn thuần là giao dịch thương mại (mua nguyên chiếc), đối tác không chuyển giao công nghệ. Khi xảy ra sự cố kĩ thuật nào, việc thay thế linh kiện, phụ tùng hoàn toàn phụ thuộc vào đối tác, đồng thời phải chịu thêm chi phí thuê chuyên gia ngoại sang Việt Nam sửa chữa. Trong khi đó, những mẫu UAV do Việt Nam sản xuất cũng đáp ứng đầy đủ công năng mà giá thành chỉ bằng 30% so với nhập ngoại.

Với dây chuyền công nghệ hiện tại, mỗi năm nhóm dự án có thể sản xuất được 36 chiếc UAV. Những chiếc UAV đầu tiên đã có được đặt hàng từ Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam tham gia chương trình bay khảo sát tình trạng hoang mạc hóa, biến đổi khí hậu, thiên tai vùng Tây Nguyên.

UAV cũng sẽ tiến hành bay lấy mẫu khí quyển phục vụ nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của Viện Vật lí địa cầu; bay chụp ảnh phục vụ đo đạc bản đồ quốc gia theo đặt hàng của Bộ Tài nguyên – Môi trường…

Đặc biệt, ngoài mục đích dân sự thì UAV còn phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng như làm máy bay trinh sát chiến lược tầm xa, xử lí ảnh phục vụ trinh sát mục tiêu…

TS Phạm Ngọc Lãng cũng cho biết, hiện nay ban dự án sản xuất được 20 chiếc UAV, trong đó có 12 chiếc hoàn thiện, bay thử 3 chiếc. Kết quả bay thử nghiệm và kết quả đo kiểm tra kỹ thuật theo giấy phép của Bộ Quốc phòng, các tính năng thiết kế đều đạt. Mục tiêu sắp tới của nhóm dự án là thiết kế máy bay mang được tải trọng lớn hơn, bay xa hơn, kéo dài thời gian bay, mở rộng hành trình bay trải khắp lãnh thổ Việt Nam. Hiện tại, chiếc máy bay lớn nhất bay được bán kính 100km, nếu có các trạm truyền tiếp có thể bay xa 500 - 600km, thời gian bay là 6h, tốc độ 180km/h./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.