Rượu Sim San Y Tý

Nói đến Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), người ta thường nhắc tới việc “săn mây”. Ở Y Tý, mây là thứ đặc sản trời cho. Thế nên nhiều du khách tìm đến đây để được chiêm ngưỡng thứ đặc sản trời cho ấy cũng như lưu lại những bức ảnh kỷ niệm đẹp. Và rồi họ lại bị cuốn hút bởi một thứ đặc sản nổi tiếng quý và hiếm do người và đất Sim San (Y Tý)  tạo ra, đó là rượu Sim San.
 
Tãi thóc cho nguội để đem ủ men nấu rượu Sim San.
Rượu Sim San ngon là nhờ chất lượng thóc tốt, nguồn nước luộc thóc được lấy từ suối Sim San trong vắt và đặc biệt nhờ loại men được làm từ 3 loại quả đặc biệt là bí quyết của người Dao.

Muốn nấu rượu, trước tiên phải chọn loại thóc phơi nhiều nắng, mà hạt phải bóng, mẩy. Người Dao thường dùng chảo gang để luộc thóc, luộc cho đến khi thấy hạt thóc chín mềm là vừa. Sau đó, tãi thóc cho thật nguội, thật khô rồi mới đem ủ men. Thời gian ủ men khoảng 10 – 15 ngày. Nếu thời gian ủ khoảng hơn 1 tháng, rượu sẽ ngon hơn. Khi ủ men đủ ngày, thóc được đưa vào hông để đồ chín. Cách nấu rượu đặc biệt này khiến cho hương vị của rượu Sim San được cô đọng nhiều hơn. Cứ 10 kg thóc, người Dao lại cất thành 4 lít rượu.

Thứ rượu này phải nấu tại Sim San, nơi mà nhiệt độ cùng độ ẩm và áp suất không khí cho phép rượu sôi ở tầm đó, men chín ở tầm đó và những giọt “mồ hôi của thóc” cũng nhỏ xuống ở tầm đó. Nếu vẫn men đó, thóc đó, nước đó mang về xuôi hay ngược lên nữa cũng không ra được thứ rượu Sim San này. Rượu Sim San có nồng độ khoảng 40 độ. Tuy “nặng” là vậy nhưng lại dễ uống, vị ngon ngọt, hương thơm quyến rũ.

Rượu Sim San dù sản lượng thấp nhưng vô cùng nổi tiếng ở Lào Cai và các vùng lân cận; sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Trong hành trang của những du khách khi rời Y Tý luôn có vài lít rượu Sim San mang về làm quà. Để rồi có ngày nhớ mây, nhớ rượu mà lại lên xe đến với Sim San./.
(Theo tinmoi.vn)

Tin Liên Quan

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Hầu Thào – Nơi Sa Pa còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ nhất

Có một nơi được gọi là “nơi Sa Pa còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ nhất”. Nơi những thửa ruộng bậc thang như kiệt tác ẩn hiện giữa mây trời, nơi những bản làng người Mông mộc mạc, chân tình, nơi bản sắc văn hóa độc đáo của người Mông có “sức hút” rất lớn với du khách trong nước, quốc tế. Và...

Giàng A Cấu – chàng trai người Mông làm du lịch cộng đồng

Giàng A Cấu là người dân tộc Mông xã Hầu Thào (nay là xã Mường Hoa) thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Để có tiền phụ giúp gia đình, A Cấu rong ruổi theo mẹ đi bán hàng thổ cẩm trên thị trấn. Bằng sự nhạy bén trong tư duy, anh thấy khách “Tây” rất thích theo người Mông đi về bản để tìm hiểu, trải nghiệm cuộc...

Phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp

Thời gian gần đây, tổ hợp lưu trú, ẩm thực kết hợp với trải nghiệm vườn mang tên O’Châu homestay tại thôn Thào Hồng Dến, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa thu hút đông du khách. Đặc biệt, nơi đây thường xuyên đón học sinh của các trường học, các gia đình có con nhỏ tới tham quan, trải nghiệm.

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Khai mạc Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 27/4, tại sân quần thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa Hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu". Đây là một trong năm lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.