Ðặc sản xứ Mường

Đất Mường Khương vốn nổi tiếng với nhiều đặc sản và lạp xường là một trong những món ăn hấp dẫn như thế.

Lạp xường là món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao Mường Khương. Mùa đông đến, nhất là dịp giáp tết, trên bếp lửa của các gia đình người Mông, người Nùng, cùng với thịt treo là những bó lạp xường hong trên gác bếp. Bởi vậy, trong mâm cơm ngày tết của đồng bào vùng cao Mường Khương không thể thiếu món lạp xường sấy gác bếp. Ngày nay, hương vị lạp xường đã thực sự thuyết phục khẩu vị của thực khách thập phương khi đến với Mường Khương.

Đóng gói lạp xường.

Lạp xường Mường Khương có hương vị rất đặc trưng bởi nguyên liệu chính được làm từ thịt lợn bản địa (có ưu điểm là thịt chắc, thơm ngon) và bí quyết trong tẩm ướp gia vị. Cách làm lạp xường của đồng bào vùng cao nơi đây là thịt ba chỉ xay hoặc băm rồi mang ướp với hạt dổi, mắc khén, thảo quả và các gia vị cần thiết khác, sau đó nhồi vào khúc lòng lợn. Lạp xường được treo ở gác bếp, lấy hơi nóng từ bếp lửa trong 2 - 3 tháng để lạp xường săn chắc. Tay nghề và kinh nghiệm của người làm sẽ mang đến những hương vị thơm ngon riêng cho món ăn này. 

Chị Hoàng Hải Yến trước đây là giáo viên ở Mường Khương, sau khi nghỉ hưu, chị Yến bắt tay vào làm những đặc sản của Mường Khương như thịt trâu khô, tương ớt và lạp xường là “món tủ” của chị. Nhờ khéo tay nên lạp xường của chị Yến làm đến đâu bán hết tới đó. Chị Yến tâm sự: “Làm lạp xường quan trọng nhất là chọn được thịt lợn ngon và ướp gia vị. Nhiều người sợ bị hỏng, cho muối quá tay nên bị thực khách chê. Tôi để lạp xường hong lửa ngày đêm cho khô đều. Để lạp xường thơm hơn, tôi gom bã mía để hun khói, màu lạp xường nhờ đó cũng bắt mắt hơn”.

Sấy lạp xường.

Khu vực thị trấn Mường Khương hiện có hàng chục gia đình làm lạp xường để bán ra thị trường. Lạp xường dần trở thành món quà biếu, đặc biệt là trong những dịp lễ, tết. Để xây dựng, đảm bảo “chữ tín” với thực khách gần xa, các cơ sở sản xuất lạp xường Mường Khương trong nhiều năm qua vẫn cố gắng giữ hương vị truyền thống và đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến.

Theo Phương Thảo/LCĐT

Tin Liên Quan

Lên núi xem người Mông hái trà cổ thụ

Những ngày này, khi búp trà xuân đã đến độ, ngậm đủ sương, uống đủ nắng, bà con người Mông ở xã vùng cao Tả Thàng (huyện Mường Khương) bắt đầu bước vào vụ thu hái trà cổ thụ.

Lan tỏa văn hóa ẩm thực Hàn Quốc tại “xứ sở sương mù”

Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Lào Cai - Sa Pa năm 2023 vừa diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, đậm sắc màu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc, trong đó, lớp học tập thể làm kim chi là một trong những trải nghiệm ấn tượng.

Giữ nghề làm bánh tẻ gia truyền

Thời đại công nghiệp hoá phát triển, thị trường tràn ngập các loại bánh, trái, thực phẩm ngon, đẹp mắt được sản xuất theo dây chuyền hiện đại. Nhưng những loại bánh mang hương vị truyền thống được nhiều gia đình người Việt lưu giữ từ nhiều đời là điều đáng trân quý. Nghề làm bánh tẻ (hay còn...

Độc đáo ẩm thực chợ phiên

Ai có dịp lên Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương chắc hẳn đều đã từng thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của đồng bào vùng cao như thắng cố ngựa, mèn mén của người Mông, phở chua, bánh đúc ngô của người Nùng, xôi ngũ sắc của người Tày… tạo nên nét văn hóa riêng ở các chợ phiên.

Bánh trong nghi lễ của người Tày ở Nghĩa Đô

Vào dịp tết Nguyên đán, tết tháng Bảy, người Tày Nghĩa Đô gói các loại bánh đặc sản dâng cúng tổ tiên, thần linh, tổ Then, cầu cho người yên, vật thịnh, vật nuôi, cây trồng phát triển, thể hiện ước muốn về cuộc sống hưng thịnh, đạo hiếu uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.

“Nghiêng say” ẩm thực Bắc Hà

Đến với vùng đất được mệnh danh là "cao nguyên trắng", du khách được rong ruổi cùng những vòng đua ngựa gay cấn kỳ thú, được say mê cùng tiếng khèn, điệu múa nơi quanh năm mây mù bao phủ và ấn tượng bởi thế giới ẩm thực phong phú, những sản phẩm mang đậm văn hóa, con người vùng cao Bắc Hà.