Liên minh Thái Bình Dương thúc đẩy hội nhập nội khối

Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 7 Liên minh Thái Bình Dương khu vực Mỹ Latinh (AP) đã kết thúc ngày 23/5 tại thành phố Cali của Côlômbia với cam kết tăng cường các biện pháp thúc đẩy liên kết giữa các nước thành viên, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại.

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Nguồn: Internet)

Phát biểu với báo giới sau hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Juan Manuel Santos thông báo các nguyên thủ tham dự cuộc gặp đã quyết định dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan đối với ít nhất là 50% hàng hóa trao đổi giữa các nước thành viên chính thức kể từ ngày 30/6 tới. Hội nghị cũng quyết định áp dụng “thị thực của AP”, theo đó công dân các nước ngoài khối có thể thăm các nước thành viên AP với thị thực nhập cảnh duy nhất.

Ngoài ra, AP sẽ tiến hành các chiến dịch quảng cáo chung để thu hút du khách tới các nước có nhiều tiềm năng du lịch này. Trong số các thỏa thuận đạt được tại hội nghị còn có quyết định các nước thành viên AP sẽ chia sẻ cho nhau trụ sở đại sứ quán và văn phòng thương mại tại nước ngoài.

Tham dự hội nghị có tổng thống 4 nước thành viên sáng lập bao gồm Chilê, Mêhicô, Pêru, Côlômbia và lãnh đạo các quốc gia quan sát viên là Panama, Côxta Rica, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Canađa, Goatêmala, Urugoay và Tây Ban Nha. Hội nghị lần này đã quyết định thành lập nhóm công tác về việc kết nạp Côxta Rica làm thành viên đầy đủ thứ 5 của AP và chấp nhận Êcuađo, Ônđurát, Bồ Đào Nha, Pháp, En Xanvađo, Paragoay, Cộng hòa Đôminicana là quan sát viên.

Liên minh Thái Bình Dương được chính thức thành lập tháng 6/2012 nhằm tăng cường hội nhập giữa các nước thành viên và thúc đẩy quan hệ với các quốc gia bên kia bờ Thái Bình Dương. Với khoảng 210 triệu người tiêu dùng và tổng sản phẩm nội địa trên 2.000 tỷ USD, AP được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.