EU vẫn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam

Đây là khẳng định của Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam tại buổi ra mắt Sách xanh phiên bản 2013 tại Hà Nội.
Sáng 18/6, tại buổi ra mắt Sách xanh phiên bản 2013 - ấn phẩm tóm tắt các chính sách mới nhất về nguồn tài trợ, chính sách, lĩnh vực hợp tác giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam năm 2012, ông Franz Jessen, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, EU cam kết sẽ tiếp tục tài trợ vốn ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức) cho Việt Nam năm 2013 là 743 triệu euro, tương đương với 965 triệu USD.


Đại sứ EU tại Việt Nam - Franz Jessen tại buổi họp báo.

Theo số liệu phân tích cam kết tài trợ từ năm 2007 đến năm 2013 trong Sách xanh EU phiên bản 2013, dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng EU và các nước thành viên vẫn là nhà tài trợ ODA lớn nhất thế giới cho Việt Nam năm 2012 với 55,2 tỷ euro được giải ngân, tương đương với 71,7 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng số viện trợ toàn cầu.

Ông Franz Jessen còn cho biết: "Chúng tôi tin tưởng rằng, việc hỗ trợ song phương cho Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cải cách chính sách trong nhiều lĩnh vực như các quy định pháp luật, quản lý tài chính công và y tế. Chúng tôi cũng hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực, hỗ trợ trực tiếp xã hội dân sự và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, du lịch, biến đối khí hậu và môi trường”.

Trên thực tế, các khoản vay và viện trợ không hoàn lại của EU cho Việt Nam phù hợp với các ưu tiên về kinh tế xã hội, được nêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và góp phần hỗ trợ Chính phủ trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, tiến tới phát triển trong dài hạn và tạo phúc lợi xã hội.

EU cũng đã phân bổ nguồn hỗ trợ phát triển đồng đều vào các lĩnh vực của Việt Nam đang tiến hành cải cách để tối ưu hóa sự đồng thuận giữa chính sách của Chính phủ và các chương trình hỗ trợ phát triển, do đó góp phần vào mục tiêu tăng trưởng bền vững, giảm đói nghèo và hội nhập kinh tế thế giới.

Phiên bản Sách xanh năm 2013 được xây dựng dựa trên bối cảnh các thách thức Việt Nam phải đối mặt khi trở thành một nước thu nhập trung bình trong điều kiện kinh tế phát triển chậm lại và bất bình đẳng gia tăng. Cuốn sách cũng đưa ra các bước giải pháp thực hiện để Việt Nam vượt qua các thách thức đó.

Cũng tại buổi họp báo, ông Franz Jessen cho biết thêm, từ tháng 6/2012, đàm phán thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đã được tiến hành. Vòng đàm phán gần đây nhất diễn ra hồi tháng 4/2013 đã diễn ra thuận lợi. Ông Franz Jessen cũng hy vọng vòng đàm phán thứ tư có thể diễn ra vào đầu tháng 7 tới tại Vương quốc Bỉ.

Ông Franz Jessen cho rằng, thỏa thuận thương mại tự do thành công sẽ là tiềm năng lớn nhằm thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm cho cả hai phía, nhất là khi EU trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam./.
Theo vov.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.