Các nữ nghị sĩ APPF nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới

Tại phiên họp nữ nghị sĩ APPF-26, có 17 tham luận của các đại biểu đến từ các nghị viện thành viên APPF. Các ý kiến nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với phát triển bền vững và thịnh vượng, sự cần thiết của thúc đẩy bình đẳng giới ở tầm quốc gia, khu vực và thế giới.
Phiên họp nữ nghị sĩ với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới vì phát triển bền vững và thịnh vượng chung”

Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) đã diễn ra Phiên họp Nữ nghị sĩ. Chủ trì phiên họp có Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch APPF-26 Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức APPF-26 Tòng Thị Phóng và Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai.

Phát biểu dẫn đề phiên họp, bà Trương Thị Mai khẳng định, vấn đề bình đẳng giới không chỉ là quyền cơ bản của con người mà còn là nền tảng cần thiết để xây dựng thế giới hòa bình, thịnh vượng và bền vững. Để thực hiện mục tiêu này một cách hiệu quả, nghị viện cần phải giữ vai trò then chốt ở cấp quốc gia và quốc tế. Trong đó, các nữ nghị sĩ có vai trò rất quan trọng, đó là thực hiện vai trò đại diện, trước hết là bảo vệ quyền của phụ nữ, quyền trẻ em; thực hiện quyền lập pháp để góp phần có những thay đổi sâu rộng về pháp lý bảo đảm quyền của phụ nữ ở mỗi quốc gia.

Các nữ nghị sĩ tham gia vào các khâu trong quy trình quyết định chính sách ở mọi cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và trên mọi lĩnh vực; tham gia quyết định ngân sách, bảo đảm ngân sách có yếu tố giới; giám sát việc thực hiện các luật, chính sách có liên quan và quyết định những vấn đề quan trọng có liên quan đến bình đẳng giới.

Thay mặt đoàn Việt Nam, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã trình bày tham luận liên quan đến chủ đề của phiên họp. Theo đó, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam luôn tin tưởng bình đằng giới chỉ có thể đạt được trên cơ sở các trụ cột là nâng cao nhận  thức chung về bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong công tác xây dựng pháp luật, trong các chương trình kinh tế xã hội của quốc gia.

Thời gian qua, Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận chủ động đối với vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới, coi đó không chỉ là vấn đề công bằng xã hội mà còn là một phương tiện hiệu quả để thu hút triệt để tiềm năng của phụ nữ cho sự phát triển toàn diện của xã hội.

Thái độ chủ động này đã được phản ánh một cách nhất quán cả trong và ngoài nước. Quốc hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để có những biện pháp khác nhau và đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực này. Cụ thể như: Nhận thức về bình đẳng giới đã được nâng lên đáng kể; bình đẳng giới và quyền của phụ nữ đã được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật khác nhau…; lồng ghép giới trong xây dựng  pháp luật ngày càng được quan tâm; một số Mục tiêu thiên niên kỷ đã đạt được trước thời hạn, bao gồm mục tiêu về bình đẳng giới; khoảng cách giới về y tế, giáo dục, việc làm và giảm nghèo đã được thu hẹp rõ rệt.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thúy Anh, mặc dù đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến khoảng cách giữa mục tiêu và kết quả thực hiện.Vì vậy, để thúc đẩy vấn đề này, Quốc hội Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến như: Thành lập Nhóm nữ nghị sĩ; tổ chức các khoá đào tạo và các chương trình nâng cao nhận thức để khuyến khích phụ nữ đủ trình độ tham gia Quốc hội; trang bị cho các nữ đại biểu các kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc một cách hiệu qủa…

Để nâng cao vai trò của nghị viện trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, đại diện Đoàn Việt Nam đã đưa ra một số kiến nghị như: Nâng cao vai trò của nghị viện trong thúc đẩy triển khai có hiệu quả Chương trình nghị sự SDG 2030; xem xét và quyết định ngân sách quốc gia có trách nhiệm giới nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các SDG; thông qua các luật để cải thiện hơn nữa khung pháp lý liên quan đến vấn đề giới và tôn trọng các cam kết quốc tế có liên quan; tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách và quy định liên quan, lồng ghép giới vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường tham vấn phụ nữ để đảm bảo tiếng nói của tất cả các nhóm phụ nữ được lắng nghe, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ sống ở vùng sâu, vùng xa; thành lập và vận hành có hiệu quả Nhóm nữ nghị sĩ trong các nghị viện thành viên APPF và tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các Nhóm nữ nghị sĩ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan, coi phụ nữ là động lực thúc đẩy và là mục tiêu của phát triển bền vững.

Tại phiên họp, đã có 17 tham luận của các đại biểu đến từ các nghị viện thành viên APPF. Các ý kiến đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với phát triển bền vững và thịnh vượng, sự cần thiết của thúc đẩy bình đẳng giới ở tầm quốc gia, khu vực và thế giới.

Các đại biểu cũng đã chia sẻ những bài học thành công về bình đẳng giới cũng như các khó khăn, thách thức mà phụ nữ phải đối mặt; những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn để mỗi đại biểu có thể tìm thấy những điểm chung để nghiên cứu, học hỏi, đưa ra tiếng nói chung, quyết tâm chung và phối hợp hành động vì các mục tiêu chung.

Cũng trong phiên họp, trên cơ sở đề xuất của đại diện Nghị viện Nhật Bản, các đại biểu đã thảo luận, nhất trí với đề nghị bổ sung cơ chế Hội nghị nữ nghị sĩ APPF trong Quy chế hoạt động mới của APPF. Các nghị viện thành viên sẽ cử đại diện tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp vào quá trình hoàn thiện văn bản tại Ủy ban soạn thảo để Quy chế này được thông qua tại Phiên họp thứ 4 của Diễn đàn APPF-26.

Kết luận phiên họp, thay mặt Chủ toạ, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định phiên họp này rất có ý nghĩa, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của APPF, đặc biệt đã thể hiện sự đồng thuận cao về việc chính thức hóa phiên họp Nữ nghị sĩ tại mỗi kỳ họp thường niên của APPF bằng việc bổ sung Quy chế APPF. Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, Hội nghị thường niên của APPF sẽ đáp ứng kỳ vọng của các nữ nghị sĩ trong khu vực về một cơ chế hữu hiệu trao đổi, thảo luận, góp phần giải quyết những vấn đề các nữ nghị sĩ trong khu vực quan tâm. Đối với 5 dự thảo Nghị quyết liên quan đến các vấn đề bình đẳng giới, Phiên họp thống nhất giao cho Nhóm công tác về các vấn đề bình đẳng giới của APPF-26 thảo luận chi tiết về nội dung của các dự thảo./.

Theo An Bình/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Sắp có bão từ mạnh

Trái Đất có thể trải qua một cơn bão từ vào ngày 25/9 khi mà Mặt Trời vừa phóng ra một luồng plasma khổng lồ.

Báo động mức độ axit hóa đại dương chạm ngưỡng nguy hiểm

Ngày 23/9, Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) công bố báo cáo cho thấy mức độ axit hóa các đại dương trên thế giới đang gần chạm ngưỡng không thể duy trì sự sống của sinh vật biển hoặc giúp ổn định khí hậu.

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Chính trường Nhật Bản đang nóng lên khi thời điểm bầu người kế nhiệm Thủ tướng Kishida Fumio ngày càng đến gần. Trong bối cảnh Xứ sở Hoa anh đào đối mặt bộn bề thách thức, việc lựa chọn thủ tướng mới là bước chuyển tiếp quan trọng, góp phần định hình sự phát triển của Nhật Bản trong những năm...

Trong 20 năm tới, thị trường dịch vụ hàng không khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng mạnh

Theo kết quả dự báo dịch vụ toàn cầu (GSF) mới nhất của Tập đoàn hàng không vũ trụ Airbus, thị trường dịch vụ hàng không thương mại tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ) sẽ tăng hơn gấp hai lần giá trị, từ mức 52 tỷ USD hiện nay lên 129 tỷ USD vào năm 2043.

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi...

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Ngày 22/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách...