Kết quả nổi bật trong hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng

Thời gian qua với nỗ lực của 6 nước thành viên, với sự giúp đỡ của ADB và các nhà tài trợ, hợp tác kinh tế giữa các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ.

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (người bên trái) phát biểu
tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 22, tháng 9/2017. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hợp tác GMS là chương trình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) hình thành vào năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Trong 25 năm qua, cơ chế hợp tác kinh tế GMS đã hình thành và vận hành có hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịch, đầu tư tư nhân, phát triển nguồn nhân lực…

Ở  lĩnh vực giao thông vận tải, hạ tầng giao thông là nơi mà sự hợp tác đạt kết quả nổi bật nhất, tập trung vào việc hình thành 3 hành lang kinh tế chính, gồm: Hành lang kinh tế Bắc-Nam (NSEC), hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC).

Hành lang kinh tế Bắc- Nam xuất phát từ Côn Minh (Trung Quốc) qua Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) và hành lang kinh tế Đông- Tây, từ Myanmar qua Thái Lan đến Việt Nam (Quảng Trị - Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng) đã thông suốt các hoạt động từ năm 2006-2007.

Hành lang kinh tế phía Nam kéo dài từ Myanmar - Thái Lan - Campuchia - Việt Nam, thông tuyến năm 2012.

Cũng trong quá trình phát triển hệ thống giao thông ở Tiểu vùng, tại Hội nghị Bộ trưởng các nước GMS lần thứ 16 (Hà Nội tháng 8/2010), các Bộ trưởng đã phê chuẩn dự án đường sắt xuyên Á nhằm thiết lập 4 tuyến đường sắt kết nối qua 6 nước GMS.

Theo kế hoạch được phê chuẩn, tới năm 2025, ước tính 3,2 triệu hành khách và 23 triệu tấn hàng hóa sẽ được chuyên chở trên tuyến đường này.

Ngoài hạ tầng giao thông, trong khuôn khổ chương trình hợp tác GMS, nhiều văn kiện hợp tác quan trọng đã được thông qua, đó là: Hiệp định tạo thuận lợi cho hành khách và hàng hóa qua biên giới; Khung chiến lược hợp tác 10 năm và Khung đầu tư Tiểu vùng 10 năm giai đoạn 2012-2022; Kế hoạch thực hiện Khung đầu tư Tiểu vùng giai đoạn 2014-2018; Khung hợp tác chiến lược cho phát triển nguồn nhân lực, môi trường, phát triển đô thị khu vực GMS…

Tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 22 (Hà Nội tháng 9/2017), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá hợp tác GMS là một sáng kiến nổi bật và thành công nhất trong số các sáng kiến về hợp tác và hội nhập khu vực.

Chương trình ngày càng phát triển mạnh mẽ, cả chiều rộng và chiều sâu, bao gồm các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các nước thành viên, củng cố rõ nét các kết nối cộng đồng và góp phần tăng cường đáng kể khả năng cạnh tranh của các nước khu vực GMS.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng để thực hiện có kết quả các nội dung hợp tác GMS, các nước thành viên cần hợp tác chặt chẽ, nỗ lực hơn nữa để huy động nguồn lực từ các đối tác phát triển, kêu gọi sự tham gia tích cực hơn nữa của thành phần kinh tế tư nhân, tạo động lực và niềm tin cho hợp tác GMS trong thời gian tới.

Hội nghị đã đưa ra định hướng xây dựng và hoàn thiện khung kế hoạch hành động 5 năm (gọi là “Kế hoạch Hành động Hà Nội”) có vai trò quan trọng nhằm hiện thực hóa Khung chiến lược hợp tác GMS từ nay đến năm 2022.

Dự kiến, “Kế hoạch Hành động Hà Nội” sẽ được các nhà lãnh đạo 6 nước GMS xem xét và thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 6 tổ chức từ ngày 29-31/3 tới ở Việt Nam.

Theo Thanh Xuân/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Sắp có bão từ mạnh

Trái Đất có thể trải qua một cơn bão từ vào ngày 25/9 khi mà Mặt Trời vừa phóng ra một luồng plasma khổng lồ.

Báo động mức độ axit hóa đại dương chạm ngưỡng nguy hiểm

Ngày 23/9, Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) công bố báo cáo cho thấy mức độ axit hóa các đại dương trên thế giới đang gần chạm ngưỡng không thể duy trì sự sống của sinh vật biển hoặc giúp ổn định khí hậu.

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Chính trường Nhật Bản đang nóng lên khi thời điểm bầu người kế nhiệm Thủ tướng Kishida Fumio ngày càng đến gần. Trong bối cảnh Xứ sở Hoa anh đào đối mặt bộn bề thách thức, việc lựa chọn thủ tướng mới là bước chuyển tiếp quan trọng, góp phần định hình sự phát triển của Nhật Bản trong những năm...

Trong 20 năm tới, thị trường dịch vụ hàng không khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng mạnh

Theo kết quả dự báo dịch vụ toàn cầu (GSF) mới nhất của Tập đoàn hàng không vũ trụ Airbus, thị trường dịch vụ hàng không thương mại tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ) sẽ tăng hơn gấp hai lần giá trị, từ mức 52 tỷ USD hiện nay lên 129 tỷ USD vào năm 2043.

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi...

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Ngày 22/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách...