Bảo vệ tài nguyên đất góp phần bảo đảm an ninh nông nghiệp và thực phẩm

Báo cáo vừa được Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 3/5 cho thấy ô nhiễm đất chính là một mối đe dọa đáng lo ngại đối với sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực và sức khỏe con người, song chúng ta chỉ biết rất ít về tầm quan trọng và mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa đó.
Bảo vệ tài nguyên đất trong canh tác nông nghiệp (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Khánh Linh)


Theo báo cáo, công nghiệp hóa, các cuộc chiến tranh, hoạt động khai thác mỏ và thâm canh nông nghiệp đã góp phần làm ô nhiễm đất trên toàn thế giới, trong khi quá trình đô thị hóa các thành phố lại góp phần khiến cho đất được sử dụng như một chỗ thải chung.

Phát biểu tại hội nghị chuyên đề về ô nhiễm đất, bà Maria Helena Semedo, Trợ lý Tổng Giám đốc FAO cho biết: Ô nhiễm đất ảnh hưởng đến thực phẩm chúng ta ăn, nước chúng ta uống, không khí chúng ta hít thở và sức khỏe của hệ sinh thái của chúng ta. Bà cũng đồng thời nhấn mạnh cần ưu tiên ngăn ngừa ô nhiễm đất trên toàn thế giới bởi năng lực của đất để ứng phó với ô nhiễm rất hạn chế.

Báo cáo mới của FAO cho thấy trong khi thâm canh nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp và đô thị hóa tiếp tục phát triển nhanh chóng thì việc đánh giá tình trạng ô nhiễm đất toàn cầu lại chưa bao giờ được thực hiện. Các nghiên cứu được tiến hành cho đến nay chủ yếu được giới hạn ở các nước phát triển.

Theo một cuộc khảo sát của FAO, có những khoảng trống lớn về bản chất thực sự và mức độ của vấn đề. Ví dụ, tại Australia, gần 80.000 địa điểm sẽ bị ô nhiễm đất. Ở Trung Quốc, 16% tổng số đất và 19% đất nông nghiệp bị ô nhiễm. Khoảng 3 triệu địa điểm bị ô nhiễm tiềm ẩn trong Khu vực Kinh tế Châu Âu và phía Tây Balkan. Tại Mỹ, ít nhất 1.300 địa điểm xuất hiện trong danh sách những nơi bị ô nhiễm.

Thông thường, ô nhiễm đất chỉ có thể được nhận thức hoặc đánh giá trực tiếp, như một mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ô nhiễm có tác động đến an ninh lương thực khi nó phá vỡ quá trình trao đổi chất của thực vật và do đó làm giảm sản lượng cây trồng và khiến cho cây trồng không an toàn để tiêu thụ. Các chất ô nhiễm cũng sẽ trực tiếp gây hại cho các sinh vật sống trong đất.

Thêm vào đó, rõ ràng, đất bị ô nhiễm với các yếu tố nguy hiểm (chẳng hạn như asen, chì, cadmium), hóa chất hữu cơ như PCBs (polychlorinated biphenyls) và PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons), hoặc dược phẩm như thuốc kháng sinh hay các chất làm rối loạn nội tiết gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Báo cáo của FAO cũng đồng thời nhấn mạnh phần lớn ô nhiễm đất là do các hoạt động của con người. Các hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ, luyện kim, sản xuất, rác thải sinh hoạt, rác thải đô thị, chăn nuôi, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón dùng trong nông nghiệp, khói xe, các dẫn xuất dầu được thải vào môi trường hoặc phá vỡ nó, … đều góp phần dẫn tới ô nhiễm đất.

Ngoài ra, các “chất gây ô nhiễm mới nổi" cũng là một nguồn đáng quan tâm. Chúng bao gồm dược phẩm, chất gây rối loạn nội tiết, các loại chất kích thích và các chất gây ô nhiễm sinh học, chất thải thiết bị điện tử và chất dẻo được sử dụng trong hầu hết mọi hoạt động của con người./.

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Sắp có bão từ mạnh

Trái Đất có thể trải qua một cơn bão từ vào ngày 25/9 khi mà Mặt Trời vừa phóng ra một luồng plasma khổng lồ.

Báo động mức độ axit hóa đại dương chạm ngưỡng nguy hiểm

Ngày 23/9, Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) công bố báo cáo cho thấy mức độ axit hóa các đại dương trên thế giới đang gần chạm ngưỡng không thể duy trì sự sống của sinh vật biển hoặc giúp ổn định khí hậu.

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Chính trường Nhật Bản đang nóng lên khi thời điểm bầu người kế nhiệm Thủ tướng Kishida Fumio ngày càng đến gần. Trong bối cảnh Xứ sở Hoa anh đào đối mặt bộn bề thách thức, việc lựa chọn thủ tướng mới là bước chuyển tiếp quan trọng, góp phần định hình sự phát triển của Nhật Bản trong những năm...

Trong 20 năm tới, thị trường dịch vụ hàng không khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng mạnh

Theo kết quả dự báo dịch vụ toàn cầu (GSF) mới nhất của Tập đoàn hàng không vũ trụ Airbus, thị trường dịch vụ hàng không thương mại tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ) sẽ tăng hơn gấp hai lần giá trị, từ mức 52 tỷ USD hiện nay lên 129 tỷ USD vào năm 2043.

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi...

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Ngày 22/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách...