Chiến thắng Khe Sanh 1968: Sức mạnh Việt Nam

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa, tối 7/7, tại di tích sân bay Tà Cơn (xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), UBND huyện Hướng Hóa phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Khe Sanh 1968 - Sức mạnh Việt Nam”.
Tham dự chương trình có các đồng chí: Lê Hữu Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị; Trần Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng đại diện các bộ, ngành, trung ương và địa phương, các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lực lượng vũ trang, nhiều đơn vị quân đội tham gia chiến đấu trên chiến trường Khe Sanh và hàng nghìn đồng bào các dân tộc của huyện Hướng Hóa.


Các nhân chứng lịch sử giao lưu tại chương trình. Ảnh: Báo Quảng Trị

Cách đây 45 năm, vào ngày 20/1/1968, bằng trí thông minh và tinh thần quả cảm, quân và dân các dân tộc huyện Hướng Hóa đã sát cánh cùng các quân đoàn, sư đoàn, binh chủng, các đơn vị chủ lực, đồng loạt tấn công các cứ điểm của địch ở Khe Sanh làm đòn nghi binh chiến lược cho chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968.

Sau 170 ngày đêm chiến đấu anh dũng, mưu trí và kiên cường, quân và dân ta đã giành chiến thắng hoàn toàn, tiêu diệt 11.900 tên địch; bắn rơi, bắn cháy hàng trăm máy bay và nhiều xe quân sự khác...

Ngày 9/7/1968 lá cờ chiến thắng của quân giải phóng kiêu hãnh tung bay trên sân bay quân sự Tà Cơn. Với chiến thắng này, Hướng Hóa trở thành huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng, được đánh giá như một “Điện Biên Phủ thứ hai”. Chiến thắng Khe Sanh, Hướng Hóa đã góp phần buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Paris.

Chiến thắng Khe Sanh là một chiến thắng có ý nghĩa rất quan trọng: lần đầu tiên quân đội nhân dân Việt Nam dàn trận ở cấp sư đoàn, lần đầu tiên quân đội Mỹ sử dụng hỏa lực và yểm trợ hàng không dày đặc nhất trong lịch sử chiến tranh và lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ phải rút bỏ một căn cứ trọng yếu do áp lực từ đối phương.

Chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Khe Sanh 1968 – Sức mạnh Việt Nam” đã tái hiện lại trận đánh có ý nghĩa quyết định chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa của 45 năm trước.

Chương trình có sự tham gia của hơn 300 diễn viên chuyên nghiệp Nhà hát Ca kịch Huế, lực lượng bộ đội địa phương và bà con các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị. Chương trình đã mang đến những ca khúc đi cùng năm tháng để nhớ lại những ngày tháng chiến tranh ác liệt năm xưa.

Trong khuôn khổ chương trình, khán giả được xem các trích đoạn phim tài liệu về Khe Sanh của Mỹ, Anh, Pháp; gặp gỡ các nhân chứng lịch sử qua các phóng sự như: bà A Rơng (trú tại bản Mỹ Yên, Hạ Lào) là nhân chứng còn sót lại trong vụ thảm sát ở Làng Vây năm 1967, các cựu chiến binh Trung đoàn 101 Sông Lam...

Bên cạnh đó là cuộc giao lưu với các cựu chiến binh, những người trực tiếp tham gia chiến đấu tại Khe Sanh như: Thiếu tướng Lê Xuân Tống, người lái xe tăng mang biển số 555 tấn công vào Làng Vây; cựu chiến binh Đào Xuân Thái, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Phai Khắt... Các nhân chứng lịch sử đã kể lại những câu chuyện cảm động về tinh thần chiến đấu dũng cảm, ác liệt và mưu trí của quân và dân ta. Những người lính năm xưa tham gia chiến dịch Khe Sanh tham gia chương trình đã ôn lại những kỷ niệm, sự ác liệt của những đợt càn quét, những đợt bom Mỹ tàn phá mảnh đất làng Vây, sân bay Tà Cơn, Khe Sanh, Hướng Hóa.

Chương trình nghệ thuật Khe Sanh 1968 - Sức mạnh Việt Nam kết thúc bằng màn bắn pháo hoa tầm thấp tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa.
Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.