Khai mạc Đối thoại Shangri-La 2018

Đối thoại Shangri-La (SLD) lần thứ 17 - diễn đàn an ninh quan trọng vào bậc nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương - đã chính thức khai mạc tối 1/6 tại Singapore.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN có cuộc gặp chung với Bộ trưởng
Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis bên lề Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Xuân Vịnh

Hơn 500 đại biểu chính thức là các quan chức quốc phòng và giới học giả đến từ trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 40 bộ trưởng hoặc thứ trưởng quốc phòng, gần gấp đôi con số năm 2017 đã tham dự diễn đàn.

Dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự  SLD 2018 là Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Phạm Ngọc Minh.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Na-ren-đra Mo-đi) đã có bài phát biểu dẫn đề trong phiên khai mạc. Sau đó, các đại biểu đặc biệt quan tâm tới những tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (Giêm Mát-tít) làm rõ vai trò và chiến lược của Mỹ đối với các vấn đề an ninh khu vực. Theo dự kiến, Bộ trưởng Mattis sẽ có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể đầu tiên vào sáng 2/6 với chủ đề "Vai trò lãnh đạo của Mỹ và các thách thức an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương". Trước đó, trên đường tới Singapore, ông Mattis đã cho biết bên cạnh việc đề cập tới vấn đề Triều Tiên, Mỹ cũng sẽ đưa ra những thông điệp cứng rắn với Trung Quốc nhằm phản đối các hành động quân sự hóa Biển Đông tại SLD.

Trong khi đó, không nằm ngoài dự đoán, việc lần đầu tiên SLD dành hẳn một phiên thảo luận toàn thể để thảo luận về tình hình Triều Tiên đã cho thấy cộng đồng quốc tế thật sự mong muốn tìm ra một giải pháp triệt để nhằm mang lại hòa bình và ổn định lâu dài cho Bán đảo Triều Tiên. Phát biểu tại phiên này sẽ có Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-Moo (Xông Y-âng Mu) cùng hai người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera (I-chư-nô-ri Ô-nô-đê-ra) và Canada Harjit Singh Sajjan (Ha-gít Xinh Xa-gian).

Dự kiến, Đại tướng Ngô Xuân Lịch sẽ có bài phát biểu tại phiên toàn thể thứ ba ngày 2/6 có chủ đề "Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á".

Giám đốc điều hành châu Á tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) Tim Huxley (Tim Hu-xli) cho biết SLD 17 sẽ có 5 phiên thảo luận chính thức, bao gồm: vai trò lãnh đạo của Mỹ và các thách thức an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; chống leo thang khủng hoảng Triều Tiên; định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á; những khía cạnh mới của chủ nghĩa khủng bố và hoạt động chống khủng bố; nâng cao chất lượng hợp tác an ninh khu vực.

Ngoài ra, diễn đàn cũng sẽ bàn đến các vấn đề vốn đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay như các chiến lược công nghệ mới và tương lai của xung đột; tăng cường an ninh hàng hải; các quy tắc ứng xử và biện pháp xây dựng lòng tin; vấn đề an ninh và nhân đạo trong cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya tại Myanmar; cạnh tranh và hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương; ý nghĩa chiến lược phát triển năng lực quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương; quản lý cạnh tranh trong hợp tác an ninh./.

Theo TTXVN

Tin Liên Quan

Sắp có bão từ mạnh

Trái Đất có thể trải qua một cơn bão từ vào ngày 25/9 khi mà Mặt Trời vừa phóng ra một luồng plasma khổng lồ.

Báo động mức độ axit hóa đại dương chạm ngưỡng nguy hiểm

Ngày 23/9, Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) công bố báo cáo cho thấy mức độ axit hóa các đại dương trên thế giới đang gần chạm ngưỡng không thể duy trì sự sống của sinh vật biển hoặc giúp ổn định khí hậu.

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Chính trường Nhật Bản đang nóng lên khi thời điểm bầu người kế nhiệm Thủ tướng Kishida Fumio ngày càng đến gần. Trong bối cảnh Xứ sở Hoa anh đào đối mặt bộn bề thách thức, việc lựa chọn thủ tướng mới là bước chuyển tiếp quan trọng, góp phần định hình sự phát triển của Nhật Bản trong những năm...

Trong 20 năm tới, thị trường dịch vụ hàng không khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng mạnh

Theo kết quả dự báo dịch vụ toàn cầu (GSF) mới nhất của Tập đoàn hàng không vũ trụ Airbus, thị trường dịch vụ hàng không thương mại tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ) sẽ tăng hơn gấp hai lần giá trị, từ mức 52 tỷ USD hiện nay lên 129 tỷ USD vào năm 2043.

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi...

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Ngày 22/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách...