Một nét chợ phiên Bát Xát

Không nức tiếng như chợ tình Sa Pa, chợ phiên Bắc Hà hay chợ phiên Mường Hum... nhưng chợ Bát Xát mang nhiều nét của một chợ phiên vùng cao.
 
Mặc dù là chợ nằm ở trung tâm thị trấn huyện lỵ Bát Xát, cách thành phố chừng 10 km, song chợ phiên Bát Xát chỉ họp chính vào 2 ngày trong tuần là thứ 5 và chủ nhật. Ngoài các nhu yếu phẩm đủ loại, chợ cũng được bà con đồng bào vùng cao từ các xã trong huyện đổ về mua sắm và mang nông sản “sạch” cũng như các đặc sản vùng cao xuống chợ để bán.

Quầy bán đồ gia dụng đan bằng mây, tre không thể thiếu.

Đèn dầu được bày bán ở góc chợ.

Tranh thủ hàn huyên.
 
Không ngập tràn sắc màu thổ cẩm, không có những hàng thắng cố, hàng phở chua, bánh ngô như chợ phiên vùng cao nhưng chợ phiên Bát Xát vẫn mang dáng vẻ của một phiên chợ quê yên ả, thanh bình./.

(Theo Báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai