Khai mạc hội nghị Thượng đỉnh về Thành phố thông minh ASOCIO 2018 - Hà Nội

Hội nghị Thượng đỉnh về Thành phố thông minh ASOCIO 2018 - Hà Nội sẽ trực tiếp trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp cụ thể giúp cho Hà Nội và các thành phố khác tại Việt Nam trong việc xây dựng thành phố thông minh hơn, an toàn hơn.

Ngày 18/9, Hội nghị Thượng đỉnh về Thành phố thông minh ASOCIO 2018 – Hà Nội (ASOSIO Smart City Summit 2018- Hanoi) đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đây là sự kiện do UBND TP Hà Nội, Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á - Châu Đại dương (ASOSIO) và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (VINASA) tổ chức với mục đích chia sẻ tầm nhìn, chiến lược, chính sách và kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh; thúc đẩy xây dựng phát triển các đô thị thông minh tại Việt Nam và các quốc gia trong khu vực thông qua việc triển khai các ứng dụng trên nền tảng công nghệ mới: IoT, Big Data, AI, AR…

Hội nghị có sự tham dự của trên 600 đại biểu là lãnh đạo cao cấp các cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội; các tỉnh, thành phố có kế hoạch xây dựng thành phố thông minh; các hội, hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp chuyên ngành CNTT; gần 70 đại biểu quốc tế từ 20 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu khai mạc hội nghị  Ảnh: ktdt.vn

Phát biểu khai mạc hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Hội nghị được tổ chức nhằm chia sẻ tầm nhìn, chiến lược và kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh; tập hợp ý kiến của các nhà quản lý cũng như các chuyên gia công nghệ để đưa ra những chiến lược, giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh dựa trên các nền tảng công nghệ mới.

Hà Nội là một trong số những siêu đô thị trên thế giới về diện tích và quy mô dân số. Tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số cơ học nhanh chóng dẫn đến rất nhiều thách thức trong vấn đề về quy hoạch, ùn tắc giao thông, an ninh, y tế, giáo dục, năng lượng, phát triển nhà ở, xử lý ô nhiễm môi trường...  Hà Nội mong muốn hướng tới một mô hình thành phố thông minh mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân dựa trên nền tảng ứng dụng những công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Việc Hà Nội thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị thông minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng với những công nghệ nổi bật như in 3D, Thực tế ảo, Điện toán đám mây, Robot, Big data, Block Chain, Trí tuệ nhân tạo đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cùng các chuyên gia công nghệ cùng nhau lựa chọn phương thức và các bước đi thích hợp để cùng nhau xây dựng đô thị hay thành phố có thể cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong năm 2018, thành phố đã phối hợp nhiều đơn vị tổ chức các hội thảo quốc tế về xây dựng thành phố thông minh. Hội nghị Thượng đỉnh về Thành phố thông minh ASOCIO 2018 - Hà Nội là hội nghị quốc tế có quy mô lớn, với sự tham gia của hơn 10 quốc gia cùng các tỉnh, thành phố trong nước; các chuyên gia đầu ngành về thành phố thông minh, các nhà quản lý, hoạch định chính sách quốc tế và Việt Nam sẽ trực tiếp trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp cụ thể giúp cho Hà Nội và các thành phố khác tại Việt Nam trong việc xây dựng thành phố thông minh hơn, an toàn hơn.

“Nhiều câu hỏi được đặt ra với Hà Nội nói riêng và các thành phố, các đô thị nói chung, đó là: mô hình nào, phương thức nào để triển khai đô thị thông minh, tính “bền vững” của đô thị thông minh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4? Cần hoạch định xây dựng các chính sách như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một thành phố thông minh? Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng kết nối số và an ninh mạng, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp... sẽ được thực hiện như thế nào?”- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nêu vấn đề.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hy vọng, những thách thức, những vấn đề nêu trên sẽ phần nào được giải đáp thông qua chia sẻ kinh nghiệm từ các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, các tham luận của các diễn giả là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, từ các tổ chức và các doanh nghiệp hàng đầu quốc tế và trong nước.

Các đại biểu tham gia Phiên tọa đàm có chủ đề "Thành phố

thông minh - Góc nhìn của các lãnh đạo" - Ảnh: HM

Dẫn một báo cáo của Liên hợp quốc, ông David Wong, Chủ tịch Tổ chức công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại dương (ASICIO) nêu rõ, dự kiến đến năm 2020 thế giới sẽ có 2/3 dân số sống ở các đô thị, trong đó châu Á và châu Phi được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh nhất. Dự kiến, số dân sống ở đô thị sẽ tăng từ 53% hiện nay lên 64% trong quá trình đô thị hóa. Điều đó đồng nghĩa với các vấn đề như: Già hóa dân số, quá tải hạ tầng, ô nhiễm môi trường, không khí... làm ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường kinh doanh của con người.

Theo Chủ tịch ASICIO, trong báo cáo năm 2017, ASICIO đã đề cập về xu hướng xây dựng thành phố thông minh là chủ đạo trong quá trình chuyển đổi số ở châu Á. Vì vậy cần đặt ra vấn đề giữa các thành phố là phải kết nối với nhau để thông minh hơn, nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh.

Đánh giá cao về lộ trình xây dựng thành phố thông minh của Hà Nội, ông David Wong cho rằng, Hà Nội đặt ra kế hoạch xây dựng thành phố thông minh làm 3 giai đoạn (đến năm 2030) trong đó tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi: y tế, giao thông, du lịch- các vấn đề mà khi xây dựng thành phố thông minh được đặt ra.

Ông David Wong khẳng định  ASICIO cam kết hỗ trợ các đô thị xây dựng Thành phố thông minh.

Chủ tịch Liên minh CNTT thế giới (WITSA) bà Yvonne Chiu khẳng định, WITSA sẽ đáp ứng mục tiêu cho mọi người trên thế giới đều được hưởng lợi từ CNTT - truyền thông, đặc biệt, tại khu vực có nhiều thay đổi như châu Á - Thái Bình Dương, vì một tương lai kỹ thuật số  ở đây.

Với báo cáo “Công nghệ mới cho thành phố thông minh hơn”, ông Jay Jenkins, Trưởng bộ phận Công nghệ Google Cloud Đông Nam Á khẳng định luôn nhận được năng lượng từ cuộc sống trong bầu không khí tại các thành phố lớn của Việt Nam, trong đó có Hà Nội. Đồng thời khẳng định, Hà Nội là một đô thị thông minh khi có nhiều cảm biến giao thông lắp đặt trên nhiều tuyến phố. Khi lưu thông trên đường người dân thường xuyên sử dụng Google map để xác định phương hướng. Hà Nội cũng có nhiều dữ liệu về bản đồ giúp người dân đi lại thuận tiện hơn so với  các đô thị khác.

Từ việc giới thiệu ngắn các công cụ của Google để các thành phố quản lý giao thông, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu..., ông Jay Jenkins khẳng định đây là những việc Google sẽ cùng với Hà Nội và các đô thị thông minh khác có thể cùng nhau giải quyết.

Các đại biểu tham quan triển lãm giới thiệu sản phẩm, giải pháp
công nghệ tiên tiến cho thành phố thông minh - Ảnh: HM

Với chủ đề “Xây dựng thành phố thông minh hơn, an toàn hơn bằng các giải pháp số”, tại hội nghị, các đại biểu và các diễn giả đã nhấn mạnh việc xây dựng các thành phố thông minh cần chú trọng đến mục tiêu phát triển bền vững về con người và môi trường. Nếu Thụy Điển chú trọng tới sản phẩm bền vững, thân thiện như năng lượng sạch, xử lý rác thải thông minh, xe điện, Nhật Bản lại hướng tới xây dựng xã hội 5.0 phục vụ tối đa mục tiêu phát triển con người trên nền tảng công nghệ mới...

Hội nghị diễn ra với 6 hội thảo chuyên đề với những chủ đề được Hà Nội và các thành phố ở Việt Nam có kế hoạch xây dựng thành phố thông minh, đó là: Chính quyền số và chiến lược xây dựng thành phố thông minh; Thành phố thông minh hơn với ít giao dịch tiền mặt hơn; Hạ tầng, nền tảng - cơ sở quan trọng cho các thành phố thông minh; Dữ liệu, định hướng: thu thập, phân tích dữ liệu và lập kế hoạch cho các thành phố; Công nghiệp thông minh; Các ứng dụng và giải pháp cho thành phố thông minh./.

Theo Hoàng Mẫn/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Sắp có bão từ mạnh

Trái Đất có thể trải qua một cơn bão từ vào ngày 25/9 khi mà Mặt Trời vừa phóng ra một luồng plasma khổng lồ.

Báo động mức độ axit hóa đại dương chạm ngưỡng nguy hiểm

Ngày 23/9, Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) công bố báo cáo cho thấy mức độ axit hóa các đại dương trên thế giới đang gần chạm ngưỡng không thể duy trì sự sống của sinh vật biển hoặc giúp ổn định khí hậu.

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Chính trường Nhật Bản đang nóng lên khi thời điểm bầu người kế nhiệm Thủ tướng Kishida Fumio ngày càng đến gần. Trong bối cảnh Xứ sở Hoa anh đào đối mặt bộn bề thách thức, việc lựa chọn thủ tướng mới là bước chuyển tiếp quan trọng, góp phần định hình sự phát triển của Nhật Bản trong những năm...

Trong 20 năm tới, thị trường dịch vụ hàng không khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng mạnh

Theo kết quả dự báo dịch vụ toàn cầu (GSF) mới nhất của Tập đoàn hàng không vũ trụ Airbus, thị trường dịch vụ hàng không thương mại tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ) sẽ tăng hơn gấp hai lần giá trị, từ mức 52 tỷ USD hiện nay lên 129 tỷ USD vào năm 2043.

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi...

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Ngày 22/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách...