Minh bạch thông tin - con đường phát triển nông sản Việt

Một trong những yêu cầu tham gia vào thị trường nông sản thế giới là khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc các mặt hàng. Tuy nhiên việc này vẫn chưa được các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm.

Minh bạch thông tin - Con đường phát triển của nông sản Việt.

Tại hội thảo “Tăng năng lực cạnh tranh cho nông sản và thủy sản Việt Nam. Minh bạch thông tin – Con đường phát triển” diễn ra  hôm nay (17/7), ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch cho hay, minh bạch thông tin thông qua việc sử dụng hình thức truy xuất nguồn gốc điện tử là một trong những cách hiệu quả để đưa hàng nông sản Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU và  Nhật Bản.

Thông qua chương trình Traceverified, Đại sứ quán Đan Mạch muốn cung cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp dịch vụ truy xuất nguồn gốc điện tử nhằm thay đổi phương pháp truy xuất nguồn gốc bằng cách ghi chép thủ công như hiện nay của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.

Ông Lý Hoàng Hải, Phó Giám đốc dự án Traceverified cho hay, dự án này nhằm xây dựng, cung cấp cho các chuỗi liên kết thủy sản, nông nghiệp thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử, dịch vụ quản lý phòng thí nghiệm và nâng cấp dịch vụ đào tạo kỹ thuật viên.

Tuy nhiên, dù dự án đã thực hiện từ  tháng 10/2012 và hoàn toàn miễn phí cho các doanh nghiệp đến hết năm 2014 nhưng đến nay mới chỉ có 14 doanh nghiệp tham gia, trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp thủy sản lớn. Điều này, theo ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) là do các doanh nghiệp ngại minh bạch thông tin và chỉ tham gia khi đối tác yêu cầu.

Truy xuất nguồn gốc giúp các bên liên quan nhận được thông tin xác thực về sản phẩm tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời cho biết liệu đơn vị cung cấp sản phẩm có nỗ lực tối đa trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hay sản phẩm đó có được kiểm soát chất lượng một các nghiêm túc trong toàn bộ chuỗi cung ứng hay không.

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thực hiện bằng hình thức thủ công như ghi chép bằng tay, lưu trữ bằng giấy tờ sổ sách. “Cách làm này không minh bạch và nhiều rủi ro do chỉ có doanh nghiệp đọc và hiểu được mã số truy xuất nguồn gốc của sản phẩm trong khi người tiêu dùng vẫn không thực sự biết về sản phẩm mà họ mua. Hơn nữa, thông tin nhiều loại sản phẩm phải lưu giữ trong vòng 6 tháng đến 2 năm nên sẽ tốn diện tích lưu kho và rủi ro khi có hỏa hoạn” – ông Hải nói. 

Tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn thẳng thắn nhìn nhận, một trong những vấn đề lớn mà các ngành hàng nông sản đang vướng phải hiện nay là sự minh bạch thông tin về xuất xứ các mặt hàng. Theo ông Tuấn: “Để tránh được rủi ro trên thương trường quốc tế, chúng ta phải nhận thức rõ những thay đổi để thích ứng, các doanh nghiệp phải quản lý được chuỗi và phải có quyết tâm đi vào những phương thức quản lý theo thông lệ quốc tế. Từ sự minh bạch chúng ta sẽ tạo được niềm tin của thị trường, có cơ hội tiêu thụ sản phẩm với giá cạnh tranh và thương hiệu nông lâm sản Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế”.
Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin Liên Quan

Chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện sống động bằng công nghệ 3D Mapping

Người dân Thủ đô Hà Nội có cơ hội ôn lại lịch sử, sống lại những khoảnh khắc hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ với việc bức tranh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” được trình chiếu bằng công nghệ 3D Mapping, với âm thanh và lời thuyết minh sống động.

Sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 5/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem ngay tại Điện Biên Phủ.

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.