Bộ Chính trị cho ý kiến tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX

Chiều 20/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về việc Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Tại cuộc họp, tập thể Bộ Chính trị và đại diện các Bộ, ngành đã thảo luận đánh giá những kết quả nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, phân tích những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; nêu mục tiêu, định hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể là vấn đề mới, rất khó khăn, thực hiện lâu dài, thường xuyên.

 

Thay mặt Bộ Chính trị kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, thời gian qua, các cơ quan Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đặc biệt là việc xây dựng các cơ chế chính sách và thể chế hóa. Kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể đã có chuyển biến nhất định. Thực tiễn cho thêm nhận thức: hợp tác xã là cần thiết, hợp tác là một tất yếu kinh tế, là yêu cầu khách quan, là đòi hỏi của cuộc sống.

Tuy nhiên, cho đến nay, kinh tế tập thể vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài, chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết đặt ra. Nhiều hạn chế chế yếu kém được chỉ ra qua sơ kết 5 năm đến nay vẫn chưa được khắc phục, như về quy mô, phạm vi, mô hình tổ chức, đào tạo cán bộ, cơ chế quản lý; hiệu quả và đóng góp của kinh tế tập thể.

Nguyên nhân chủ yếu là nhận thức về kinh tế tập thể và các quan điểm phát triển kinh tế tập thể chưa đầy đủ, chưa thống nhất, có lúc lúng túng; chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện bản chất, vai trò của kinh tế tập thể, thậm chí còn đồng nhất hợp tác xã với doanh nghiệp; công tác chỉ đạo chưa ráo riết, quyết liệt…

Tổng Bí thư nhấn mạnh, tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể là vấn đề mới, rất khó khăn, thực hiện lâu dài, thường xuyên. Sắp tới cần tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 ( khóa IX) và Chỉ thị 20 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Bộ Chính trị đặc biệt nhấn mạnh phải thống nhất nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn bản chất, vai trò của kinh tế tập thể, tạo thống nhất cao trong thực hiện; cần đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể; triển khai thật tốt Luật Hợp tác xã mới được Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2012 .

Các cơ quan chức năng phối hợp nghiên cứu xây dựng mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kiểu mới phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề và vùng miền, từ đó nhân rộng những mô hình thành công; tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho HTX phát triển về đất đai, vốn, cơ chế, chính sách, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn…

Bộ Chính trị thống nhất ban hành Kết luận về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể , phù hợp với tình hình mới, nhất là sau khi có Luật Hợp tác xã mới.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!