Trung Quốc mở rộng quyền tiếp cận cho doanh nghiệp nước ngoài

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nới lỏng việc cho phép nước ngoài tiếp cận thị trường trái phiếu trị giá hàng nghìn tỷ USD, đặc biệt là thông qua cơ chế Kết nối Trái phiếu ở Hong Kong (Trung Quốc).

 

Toàn cảnh Hội nghị Thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2019 

Trong 2 ngày 28-29/3, đã diễn ra Hội nghị Thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2019 (BFA 2019) tại thị trấn Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc với chủ đề “Cùng chung vận mệnh, cùng chung hành động, cùng nhau phát triển". Được thành lập năm 2001 và được ví như “Diễn đàn kinh tế Davos của châu Á”, BFA hướng tới mục tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, trao đổi nguồn lực và cùng ứng phó với những thách thức chung.

BFA 2019 quy tụ hơn 2.000 đại biểu, gồm các quan chức chính phủ, doanh nghiệp và học giả đến từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự. BFA 2019 có khoảng 50 cuộc thảo luận chính thức xoay quanh 5 nghị trình gồm: Nền kinh tế thế giới mở; chủ nghĩa đa phương, hợp tác khu vực và quản trị toàn cầu; động lực đổi mới; phát triển chất lượng cao và các điểm nóng.

Ngoài ra, còn có 4 báo cáo nổi bật được các đại biểu thảo luận tại diễn đàn lần này, gồm: Báo cáo về hội nhập của kinh tế châu Á trong kinh tế toàn cầu, các thị trường mới nổi ở châu Á, bảng xếp hạng tính cạnh tranh của các nền kinh tế châu Á và triển vọng đầu tư cơ sở hạ tầng tại châu Á.

Một trong những điểm nhấn được các đại biểu quan tâm là căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và chính sách mới của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nước ngoài ra sao?

Phát biểu tại BFA 2019, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết nước này sẽ công bố chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư và giao dịch trái phiếu Trung Quốc, trước khi số trái phiếu này góp mặt trong Chỉ số Tổng hợp toàn cầu Bloomberg Barclays, một trong những chỉ số được theo dõi lớn nhất trên thế giới, vào ngày 1/4 tới.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nới lỏng việc cho phép nước ngoài tiếp cận thị trường trái phiếu trị giá hàng nghìn tỷ USD, đặc biệt là thông qua cơ chế Kết nối Trái phiếu ở Hong Kong (Trung Quốc).

Ông Lý Khắc Cường khẳng định phạm vi kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài, việc tiếp cận thị trường của các công ty đánh giá tín nhiệm, việc thanh toán qua thẻ ngân hàng hoặc các loại thẻ khác đều sẽ được đẩy mạnh khi Bắc Kinh dỡ bỏ những hạn chế đối với các công ty chứng khoán và môi giới bảo hiểm nước ngoài.

Kể từ năm ngoái, Trung Quốc đã cam kết mở cửa hơn nữa thị trường tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài khi căng thẳng thương mại với Mỹ đang leo thang.

Ngoài ra, Thủ tướng Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ đưa ra các quy định "dễ thở" hơn, tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài mua lại các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán nước này.

Trung Quốc cũng sẽ điều chỉnh và thu hẹp danh sách các lĩnh vực bị hạn chế về đầu tư nước ngoài và công bố trước cuối tháng 6.

Nhằm trấn an các nhà đầu tư đang quan ngại về sự hạ nhiệt của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ông Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẽ hạ lãi suất và giảm chi phí tài chính đối với các công ty Trung Quốc.

Ông còn cho biết không loại trừ khả năng sẽ có một số biến động trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, đồng thời nhấn mạnh các chính sách trước đó của Bắc Kinh đang dần có tác dụng.

Việc tuyên bố của Thủ tướng Lý Khắc Cường làm dấy lên đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ sớm thông báo các quy định cho phép các ngân hàng và công ty bảo hiểm nước ngoài tăng cường sự hiện diện tại Trung Quốc, trong bối cảnh các quan chức nước này và Mỹ sẽ tiến hành đàm phán trong tuần này để có thể ngăn chăn cuộc xung đột thương mại.

Theo Tuyết Minh/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Ngày 22/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách...

Không ngừng vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Cuba

Dù cách xa nửa vòng Trái đất, Việt Nam và Cuba luôn kề vai, sát cánh trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1960 đến nay, Việt Nam và Cuba không ngừng gìn giữ, vun đắp và phát huy mối quan hệ...

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai: Tập trung giải quyết các thách thức toàn cầu

Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, các nhà lãnh đạo cùng thảo luận về việc tăng cường tài chính cho khí hậu, cải cách các tổ chức toàn cầu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

“Bộ tứ” tăng hội tụ chiến lược

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản vừa họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của nhóm “Bộ tứ kim cương”, tại thành phố Wilmington, bang Delaware của Mỹ. Tuyên bố chung sau hội nghị đề cập một loạt sáng kiến trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, cơ sở hạ tầng hàng hải đến ứng phó thảm...

Trường đại học Nga tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam

Ngày 21/9, tại Viện các nước châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) đã diễn ra cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam với sự tham gia của nhiều sinh viên Nga theo hình thức thi trắc nghiệm đa phương tiện.