Đại lễ Hoa đăng cầu nguyện cho hòa bình thế giới

Từ sự tôn kính và niềm tin của Phật tử đối với Đức Phật, với sự khát khao một cuộc sống yên bình và hạnh phúc, muôn triệu trái tim những người con của Phật và những người dân yêu chuộng hòa bình khắp năm châu cùng thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác, yêu thương, phát huy những giá trị của đạo Phật trong cuộc sống hôm nay.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thực hiện nghi lễ tắm Phật tại chùa Tam Chúc. Ảnh: VGP/Hải Minh

Tối ngày 13/5, tại Quảng trường Cột Kinh, Điện Quan âm thuộc Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Đại lễ Hoa Đăng cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gửi tới quý vị giáo phẩm, Phật tử Việt Nam và quốc tế cùng tất cả các vị khách quý những lời chúc mừng tốt đẹp trong tình thân ái và hữu nghị.

Trong những ngày này, nhân dân Việt Nam, Phật tử Việt Nam vô cùng vinh dự khi được cùng hàng nghìn Phật tử và các vị khách quý đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tôn vinh những giá trị cao quý của đạo Phật, nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam lần thứ ba.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc đã thực sự trở thành một sự kiện quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú ở Việt Nam, là niềm tự hào của Phật tử và người dân Việt Nam về một tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong nhiều thiên niên kỷ.

Phó Thủ tướng cho rằng Đại lễ Vesak là dịp để tất cả những người có tín ngưỡng Phật giáo, những người khát khao một cuộc sống hoà bình, được gặp gỡ để cùng làm lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đạo Phật, đặc biệt là tinh thần “khoan dung, vị tha, hòa hợp và hòa bình”; là nhịp cầu kết nối tri thức, yêu thương và tư tưởng tiến bộ, vun đắp văn hóa hòa bình cho toàn nhân loại.

Phó Thủ tướng cho rằng trong giờ phút này, không ít nơi trên hành tinh, nguy cơ chiến tranh, xung đột, khủng hoảng, bất ổn, thảm họa thiên nhiên vẫn tiếp tục hiện hữu; hàng triệu người vẫn chưa được sống trong hòa bình, chưa có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Vì vậy, từ sự tôn kính và niềm tin của Phật tử đối với Đức Phật, với sự khát khao một cuộc sống yên bình và hạnh phúc, Phó Thủ tướng kêu gọi muôn triệu trái tim những người con của Phật và những người dân yêu chuộng hòa bình khắp năm châu, hãy cùng thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác, yêu thương, phát huy những giá trị của đạo Phật trong cuộc sống hôm nay.

Cùng chung tay xây dựng thế giới hoà bình, góp phần giải quyết những thách thức lớn mà thế giới đang phải đối mặt, ngăn chặn và giảm thiểu xung đột, bất bình đẳng, đẩy lùi đói nghèo, khổ đau, đưa tất cả mọi người tới cuộc sống an vui, hạnh phúc.

Tăng ni, Phật tử tham dự đại lễ hoa đăng cầu chúc cho hòa bình thế giới. Ảnh: VGP/Hải Minh

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ mong muốn Phật tử và người dân Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những tinh hoa của đạo Phật, làm giàu cho văn hóa truyền thống của Việt Nam, thực hiện tốt chính sách, luật pháp của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo và đóng góp vào việc xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp, hòa bình, phát triển bền vững.

Trước đó, trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Đại lễ Vesak, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Đại lễ Vesak đã vượt trên một lễ hội văn hoá tôn giáo thông thường, nhằm phát huy tinh hoa của đạo Phật và trao truyền tới tất cả chúng ta thông điệp lâu đời của Đức Phật Thích Ca về hoà bình, hoà hợp, khoan dung và nhân ái mà đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị.

Đó cũng là nền tảng cho việc thiết lập mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo và là chất liệu để góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, đem đến hòa bình, thịnh vượng và phát triền bền vững, vì lợi ích tốt đẹp của nhân loại.

Theo Ban Tổ chức, Vesak 2019 ghi nhận số lượng tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao, khách quốc tế tham dự kỷ lục, với hơn 1.650 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu... đến từ hơn 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc... Hơn 20.000 đại biểu là Phật tử, nhân dân trong nước cùng dự.

Ban tổ chức cho biết đã nhận được hơn 500 bài tham luận của học giả quốc tế và Việt Nam, cùng làm rõ chủ đề của Vesak 2019 - Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.

Nhiều diễn đàn về chủ đề này cũng sẽ được tổ chức như lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục, gia đình hòa hợp; Phật giáo và cách mạng công nghiệp 4.0; cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm
Theo Hải Minh/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...

Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024

Nhằm lan tỏa mạnh mẽ đến các cấp, các ngành, các địa phương và người dân, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024.

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...