ADB: Châu Á cần đa dạng hóa thương mại để phát triển đồng đều

Đa dạng hóa thương mại có thể giúp châu Á và Thái Bình Dương ứng phó tốt hơn với tình trạng suy giảm thương mại toàn cầu hiện nay và giúp phát triển đồng đều hơn. Tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp, khả năng cạnh tranh quốc tế và cơ sở hạ tầng giao thông là chìa khóa cho việc này.

Đây là nhận định trong một báo cáo vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra. Báo cáo với nhan đề “Hỗ trợ phát triển thương mại ở châu Á và Thái Bình Dương: Thúc đẩy đa dạng hóa và trao quyền về kinh tế”, được công bố tại Hội nghị Rà soát toàn cầu hỗ trợ thương mại lần thứ 7 năm 2019, diễn ra tại trụ sở chính của Tổ chức Thương mại Thế giới ở Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 3-5/7. Báo cáo này là một phần của Sáng kiến hỗ trợ thương mại, với mục tiêu giúp các nền kinh tế đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan tới thương mại và năng lực phía cung.

Ông Bambang Susantono, Phó Chủ tịch ADB về Quản lý tri thức và phát triển bền vững, cho biết: “Những thách thức đối với thương mại gồm nguy cơ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trì trệ, việc áp dụng các chính sách thương mại hướng nội nhiều hơn và sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và xã hội. Giờ đây, cần đa dạng hóa hơn nữa kinh tế và xuất khẩu cũng như hỗ trợ phát triển thương mại có trọng điểm hơn để xúc tác các nguồn tài trợ, cho phép chia sẻ lợi ích của thương mại tự do một cách công bằng hơn”.

Báo cáo nhận định rằng việc mở rộng các dịch vụ trên khắp châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, là một cơ hội để đa dạng hóa kinh tế và xuất khẩu. Những chính sách toàn diện và gắn kết, cùng với sự gia tăng tự do hóa thương mại và cải cách pháp lý, là điều kiện quan trọng để phát triển thương mại dịch vụ. Trong khi đó, hỗ trợ thương mại tập trung vào khả năng kết nối số hóa giúp thúc đẩy các cơ hội kinh tế bằng cách liên kết doanh nghiệp với những thị trường vốn nằm ngoài tầm với của họ nếu không có kết nối kỹ thuật số. Việc này cũng giúp mở ra thị trường xuất khẩu cho các dịch vụ kinh doanh, thông tin truyền thông và dịch vụ thông tin, bên cạnh hỗ trợ thương mại điện tử trong lĩnh vực sản xuất chế tạo.

Các công nghệ kỹ thuật số và sự gia tăng dịch vụ đã giúp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của phụ nữ trong những năm gần đây, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cần nỗ lực nhiều hơn nữa để xóa bỏ những rào cản đang cản trở phụ nữ và các nhóm dễ tổn thương khác vươn ra thị trường quốc tế và hội nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Hỗ trợ phát triển thương mại có thể góp phần vào việc này bằng cách khuyến khích những chính sách và quy định thương mại phù hợp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp của phụ nữ và hỗ trợ các công ty nhỏ, gồm cả các công ty do phụ nữ làm chủ.

Hội nghị Rà soát toàn cầu hỗ trợ thương mại được tổ chức 2 năm một lần nhằm tăng cường việc giám sát và đánh giá hỗ trợ phát triển thương mại. Trọng tâm của năm nay là cách thức để thương mại có thể đóng góp lớn hơn vào việc đa dạng hóa và trao quyền về kinh tế.

ADB cam kết đạt tới một khu vực châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Trong năm 2018, ADB đã hỗ trợ các khoản vay và viện trợ mới trị giá 21,6 tỉ USD. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Liên hợp quốc thông qua hiệp ước vì tương lai nhân loại

Ngày 22/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 tại New York (Mỹ), với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách...

Không ngừng vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Cuba

Dù cách xa nửa vòng Trái đất, Việt Nam và Cuba luôn kề vai, sát cánh trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1960 đến nay, Việt Nam và Cuba không ngừng gìn giữ, vun đắp và phát huy mối quan hệ...

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai: Tập trung giải quyết các thách thức toàn cầu

Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, các nhà lãnh đạo cùng thảo luận về việc tăng cường tài chính cho khí hậu, cải cách các tổ chức toàn cầu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

“Bộ tứ” tăng hội tụ chiến lược

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản vừa họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của nhóm “Bộ tứ kim cương”, tại thành phố Wilmington, bang Delaware của Mỹ. Tuyên bố chung sau hội nghị đề cập một loạt sáng kiến trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, cơ sở hạ tầng hàng hải đến ứng phó thảm...

Trường đại học Nga tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam

Ngày 21/9, tại Viện các nước châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) đã diễn ra cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam với sự tham gia của nhiều sinh viên Nga theo hình thức thi trắc nghiệm đa phương tiện.