Quy định kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Nghị định số 86/2013/NĐ-CP về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. 
Nghị định gồm 8 Chương, 52 Điều, quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đối tượng áp dụng của Nghị định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài (kinh doanh) gồm: các doanh nghiệp kinh doanh; các đối tượng được phép chơi, được phép ra, vào các điểm kinh doanh; các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng liên quan đến hoạt động kinh doanh; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

Nghị định nêu rõ những nguyên tắc kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo hoạt động tuân thủ đúng quy định của pháp luật; việc kinh doanh phải gắn với hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển về du lịch và phải đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội; phải đảm bảo minh bạch, khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng được nêu rõ tại Điều 4 của Nghị định: kinh doanh khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Kinh doanh không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận; trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận hoặc bị tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; để các cá nhân không thuộc đối tượng vào Điểm kinh doanh với bất kỳ hình thức, lý do nào; có các hành vi làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội; tổ chức, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng trái phép qua mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet; Lợi dụng hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng để buôn lậu, vận chuyển ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim loại quý và thực hiện các hình thức rửa tiền;…

Đối tượng được phép chơi tại các Điểm kinh doanh là: Người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, giấy thông hành còn giá trị và nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam. Cũng là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và tự nguyện chấp hành Thể lệ trò chơi và các quy định tại Nghị định này.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan giúp chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trong đó, UBND cấp tỉnh phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến đối với việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra đảm bảo hoạt động kinh theo đúng quy định của Nghị định và pháp luật. 

Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định chi tiết các nội dung về tổ chức hoạt động kinh doanh, điều kiện kinh doanh, trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điểu kiện kinh doanh; thông tin quảng cáo, khuyến mại; tài chính; quản lý, xử phạt hành chính đối với việc kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng…

Nghị  định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2013, đồng thời bãi bỏ Quyết định số 32/2003/QĐ-TTg ngày 27-2-2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này./.
Ánh Nguyễn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...