Việt Nam sẽ tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN ngay đầu tháng 11

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu cần nỗ lực hết sức triển khai và hoàn tất các công tác chuẩn bị trong giai đoạn “nước rút” hiện nay bởi Việt Nam sẽ tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan trong đầu tháng 11/2019.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Hải Minh

Chiều ngày 18/10, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 đã họp Phiên thứ tư dưới sự điều hành của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia (UBQG).

Tham dự Phiên họp có Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBQG; các thành viên của Ủy ban, Trưởng các Tiểu ban và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020, đại diện các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan.

Phát biểu mở đầu Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ mặc dù Việt Nam sẽ chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 từ ngày 1/1/2020, nhưng việc tiếp nhận vai trò này từ Thái Lan sẽ diễn ra ngay trong đầu tháng 11/2019.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBQG và các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan cần nỗ lực hết sức triển khai và hoàn tất các công tác chuẩn bị trong giai đoạn “nước rút” hiện nay.

Theo Phó Thủ tướng, trọng tâm của Phiên họp thứ tư là rà soát tổng thể các nhiệm vụ, công việc đã, đang triển khai và cần tiếp tục thúc đẩy ngay trong thời gian tới, đặc biệt là việc triển khai Đề án tổng thể về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và các Đề án chi tiết về nội dung, vật chất-hậu cần, lễ tân, tuyên truyền-văn hoá, an ninh-y tế.

Báo cáo tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký UBQG ASEAN 2020 Nguyễn Quốc Dũng cho biết việc triển khai công tác chuẩn bị đến nay cơ bản đáp ứng đúng thời hạn và yêu cầu đặt ra.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng kiến nghị cần tập trung triển khai và hoàn tất các công việc cuối cùng chuẩn bị cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020 như hoàn thiện trang thông tin điện tử của Năm Chủ tịch ASEAN 2020, các kế hoạch thông tin và quảng bá về Năm Chủ tịch cũng như các hoạt động lớn sẽ được tổ chức trong Năm, kế hoạch chuẩn bị cho các hoạt động quan trọng sắp tới, trong đó có Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN, Kễ khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN…

Tại Phiên họp, Tiểu ban Tuyên truyền-Văn hóa và Ban Thư ký đã giới thiệu tổng thể về logo, bộ nhận diện của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và đã được UBQG phê duyệt.

Dự kiến, logo và bộ nhận diện Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam sẽ được chính thức giới thiệu tới các nước ASEAN và đối tác dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 35 và các cấp cao liên quan (Thái Lan, 31/10-4/11/2019).

Kết luận Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao nỗ lực của các Tiểu ban, Ban Thư ký và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan trong việc triển khai, chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Phó Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đúng lộ trình, bám sát định hướng, chủ trương, phân công nhiệm vụ trong Đề án tổng thể về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và các Đề án chi tiết về nội dung, tuyên truyền-văn hoá, lễ tân, vật chất-hậu cần, an ninh-y tế.

Phó Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Tổng Thư ký về các công việc tiếp theo cần thúc đẩy triển khai, đặc biệt là các hoạt động quan trọng khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020 sẽ được tổ chức tại Việt Nam trong dịp đầu năm 2020.

Phó Thủ tướng đánh giá cao các sáng kiến do các bộ, cơ quan liên quan đề xuất, yêu cầu tiếp tục đầu tư sâu hơn nữa để các sáng kiến này mang lại nhiều giá trị lâu dài cho ASEAN và Việt Nam.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh thêm, năm 2020 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của Đảng và đất nước, do đó yêu cầu UBQG, các bộ, ngành quan tâm và dành ưu tiên hơn nữa cho các công việc liên quan đến Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, vì đây vừa là trách nhiệm, vừa là lợi ích của đất nước và người dân Việt Nam.

Theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư...

Già hóa dân số nhanh ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 12% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.

Thiết lập điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT

Bộ Thông tin và Truyền thông mới ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện một số nội dung về thông tin và truyền thông trong Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -...

Du lịch Việt Nam duy trì đà phục hồi tích cực

Tháng 5/2023, Việt Nam đang trong mùa thấp điểm của du lịch quốc tế nên lượng khách quốc tế có sự giảm nhẹ so với tháng trước. Trong khi đó, lượng khách du lịch nội địa tăng cao do đây là thời điểm bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa.

Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Tuần lễ NASA được tổ chức tại Việt Nam

VIETNAM SPACE WEEK (Tuần lễ không gian Việt Nam) là sự kiện có ý nghĩa quan trọng và có tác động tích cực đến thế hệ trẻ. Tuần lễ NASA Việt Nam sẽ có các câu chuyện làm việc và sinh hoạt của phi hành gia trên không gian, vũ trụ; những nghiên cứu khoa học nhằm bảo vệ trái đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,...