Hai ĐH của Việt Nam lần đầu vào bảng các ĐH tốt nhất toàn cầu

Việt Nam có hai cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên được xếp hạng ở bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu là: ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM.
 

 

Ảnh minh họa

Tạp chí của Hoa Kỳ U.S. News & World Report vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu - Best Global Universities.

Việt Nam có hai cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên được xếp hạng ở bảng xếp hạng này, đó là ĐH Quốc gia Hà Nội có thứ hạng 1.059, số 1 Việt Nam, tiếp theo là ĐH Quốc gia TPHCM có thứ hạng 1.176. Ngoài ra, Việt Nam còn có ĐH Tôn Đức Thắng cũng được đánh giá nhưng chưa có thứ hạng.

Đặc biệt, cũng ở bảng xếp hạng này, ngành Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội đã tăng 30 bậc so với bảng xếp hạng năm trước là 502, năm nay là 472 của thế giới.

Xếp hạng theo khu vực châu Á, ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp thứ 275 và ĐH Quốc gia TPHCM được xếp thứ 322. 

Đây là lần thứ sáu Tạp chí  US News & World Report công bố thứ hạng của Bảng xếp hạng này. Trước đó, đã hơn 30 năm, Tạp chí  US News & World Report tập trung vào xếp hạng các trường đại học, cao đẳng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, gần đây, nhu cầu người học ở Hoa Kỳ mở rộng ra ngoài các trường đại học trong nước; đồng thời giúp các trường đại học của Hoa Kỳ có thể so sánh với các trường đại học khác trên toàn cầu, Tạp chí U.S. News & World Report đã công bố Bảng xếp hạng Best Global Universities.

Năm nay, có 1.599 trường đại học, thuộc 81 quốc gia,  được đưa vào đánh giá, trong đó có 1.500 trường được xếp hạng. 

Best Global Universities đánh giá và xếp hạng các trường đại học dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu khoa học do Tập đoàn Clarivate Analytics InCites cung cấp. Như vậy, với thứ hạng 1059, có thể nói, ĐHQGHN thuộc top 1000+ cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới.

Về phương pháp xếp hạng, Best Global Universities đánh giá các trường ĐH bằng 13 tiêu chí hoàn toàn khách quan và tập trung vào uy tín nghiên cứu (qua khảo sát) và chất lượng nghiên cứu qua phân tích dữ liệu khoa học được công bố trong CSDL của Clarivate Analytics InCites.  

Trong đó, chỉ những trường ĐH có 1.500 bài báo được xuất bản năm 2013 đến 2017 mới được xem xét; đồng thời uy tín về nghiên cứu do Clarivate Analytics InCites thực hiện.

Các học giả tham gia đánh giá uy tín nghiên cứu là những tác giả được lựa chọn từ CSLD Web of Science, bao gồm  Science Citation Index Expanded (SCIE), Social Sciences Citation Index (SSCI) and Arts & Humanities Citation Index (A&HCI).  

Theo Nhật Nam/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.