Trung Quốc tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Xếp hạng môi trường kinh doanh của Trung Quốc đã tăng 15 bậc, từ vị trí thứ 46 năm 2018 lên 31 năm 2019. Mới đây, Chính phủ nước này ban hành Nghị định về cải thiện môi trường kinh doanh nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt, xác lập thể chế bình đẳng với các chủ thể thị trường, thúc đẩy phát triển môi trường kinh doanh theo hướng hoàn thiện và dựa trên pháp luật.

Giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh gọn chỉ trong một ngày tại TP Thiệu Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc.

Trung Quốc ban hành văn bản pháp quy về môi trường đầu tư, kinh doanh trong bối cảnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả, nhất là trong các khâu thành lập và giải thể doanh nghiệp, đầu tư, gia nhập thị trường, thẩm định và cấp phép…; song giữa các địa phương, bộ, ngành vẫn còn những khoảng cách nhất định trong nhận thức và biện pháp triển khai thực hiện.

Cụ thể, môi trường kinh doanh được Chính phủ nước này giới hạn là các yếu tố và điều kiện về thể chế và cơ chế để các chủ thể thị trường tham gia các hoạt động kinh tế thị trường, nhằm khẳng định trọng tâm hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh là hoàn thiện môi trường về thể chế và cơ chế, xác định các nguyên tắc thị trường, pháp quyền và hội nhập, lấy nhu cầu của chủ thể thị trường làm định hướng, lấy chuyển đổi chức năng của nhà nước làm trọng tâm, từ đó đổi mới thể chế, tăng cường phối hợp liên ngành, vươn tới các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới.

Đáng chú ý, Trung Quốc khẳng định quan điểm đối xử bình đẳng với mọi chủ thể thị trường, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, phá bỏ các rào cản và hạn chế không hợp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Về tiếp cận thị trường, sẽ tiếp tục nới lỏng điều kiện tiếp cận thị trường, đồng thời ban hành danh mục thống nhất về các lĩnh vực, ngành nghề hạn chế đầu tư, kinh doanh; các chủ thể thị trường đều có quyền tiếp cận bình đẳng các lĩnh vực ngoài danh mục này.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cam kết mang đến cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước các điều kiện công bằng trong tiếp cận nguồn nhân lực, vốn, đất đai, thuế, cấp phép…, thông qua việc hoàn thiện các dịch vụ công, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ công chức phục vụ doanh nghiệp và người dân.

Hiện nay, tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố duyên hải miền đông Trung Quốc, chính quyền các cấp có nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điểm nhấn để thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước đến địa phương mình. Đơn cử như Khu ShangYu thuộc TP Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang với nhiều giải pháp tiện lợi hóa đầu tư, kinh doanh như thành lập doanh nghiệp chỉ trong một ngày với bốn bước; đăng ký đất đai trực tuyến giải quyết trong ngày, cấp điện, nước chỉ trong hai đến bốn ngày, thông quan một lần dừng tiện lợi, vay vốn không quá ba ngày…, đã thu hút hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có 17 doanh nghiệp lớn, đến đầu tư tại địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm, nhanh chóng cải thiện diện mạo đô thị.

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và tác động từ cọ xát thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã và đang có nhiều giải pháp để tăng cường niềm tin của người dân và doanh nghiệp, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh để phát huy tính tích cực của doanh nghiệp trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững hơn.

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.