11 tháng Việt Nam xuất siêu 9,1 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2019 ước tính đạt 473,73 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 241,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng ước tính xuất siêu 9,1 tỷ USD.

Khu vực kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 18,1%, cao hơn nhiều tốc độ tăng 11 tháng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (3,8%), đồng thời tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu (tăng 2,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11/2019 ước tính đạt 22,6 tỷ USD, giảm 6,7% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,45 tỷ USD, giảm 1,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 15,15 tỷ USD, giảm 9,1%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11 tăng 3,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng cao 25,8%, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,5%.

Tính chung 11 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 241,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 74,72 tỷ USD, tăng 18,1%, chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 166,7 tỷ USD, tăng 3,8%, chiếm 69% (tỷ trọng giảm 2,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Trong 11 tháng năm 2019 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,6%), trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 48,7 tỷ USD, chiếm 20,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 32,4 tỷ USD, tăng 19,4%; hàng dệt may đạt 29,9 tỷ USD, tăng 7,8%; giày dép đạt 16,5 tỷ USD, tăng 12,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 16,5 tỷ USD, tăng 9,8%.

Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước: thủy sản đạt 7,8 tỷ USD, giảm 2,3%; rau quả đạt 3,4 tỷ USD, giảm 2,4%; hạt điều đạt 3 tỷ USD, giảm 3,4% (lượng tăng 21,5%)…

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 11 tháng năm 2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 55,6 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 38 tỷ USD, giảm 2,3%; Trung Quốc đạt 37,4 tỷ USD, giảm 0,6%...

Về nhập khẩu hàng hoá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 11/2019 ước tính đạt 22,5 tỷ USD, tăng 0,6% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,7 tỷ USD, giảm 1,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12,8 tỷ USD, tăng 2,5%. So với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 11 tăng 4,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,1%.

Tính chung 11 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 232,31 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 98,21 tỷ USD, tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 134,1 tỷ USD, tăng 3,1%.

Trong 11 tháng có 35 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 90% tổng kim ngạch nhập khẩu (2 mặt hàng đạt trên 20 tỷ USD, chiếm 34,7%).

Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 47,3 tỷ USD (chiếm 20,4% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 33,2 tỷ USD, tăng 11%; điện thoại và linh kiện đạt 13,6 tỷ USD, giảm 5,3%...

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 11 tháng năm 2019, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 212,1 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 91,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 20,2 tỷ USD, tăng 11,6% và chiếm 8,7% (tăng 0,3 điểm phần trăm).

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 11 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 68,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 43,6 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm trước; thị trường ASEAN đạt 29,6 tỷ USD, tăng 1,7%...

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 11 ước tính xuất siêu 100 triệu USD. Ước tính chung 11 tháng năm 2019 xuất siêu 9,1 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 23,5 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 32,6 tỷ USD.

Theo Huy Thắng/baochinhphu.vn (http://baochinhphu.vn/Thi-truong/11-thang-Viet-Nam-xuat-sieu-91-ty-USD/381370.vgp)

Tin Liên Quan

Chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện sống động bằng công nghệ 3D Mapping

Người dân Thủ đô Hà Nội có cơ hội ôn lại lịch sử, sống lại những khoảnh khắc hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ với việc bức tranh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” được trình chiếu bằng công nghệ 3D Mapping, với âm thanh và lời thuyết minh sống động.

Sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 5/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem ngay tại Điện Biên Phủ.

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.