Lợi nhuận ngành công nghiệp của Trung Quốc tăng 5,4%

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 26/12 công bố lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc tháng 11 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 593,9 tỷ Nhân dân tệ (CNY) (84,93 tỷ USD).

Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc tháng 11 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh: AP)

Đây được coi là mức tăng trưởng lợi nhuận nhanh nhất trong vòng 8 tháng qua khi sản lượng công nghiệp và bán lẻ của Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn so với kỳ vọng.

Theo báo cáo, lợi nhuận ngành công nghiệp trong tháng 11 cũng tăng so với tháng 10. Tính từ đầu năm 2019, lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc giảm 9,9% trong tháng 10/2019 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được coi là mức giảm nhanh nhất kể từ giai đoạn từ tháng 1 – tháng 2, xuống mức 427,56 tỷ CNY (60,74 tỷ USD).

Trong 11 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận ngành công nghiệp đạt 5,61 nghìn tỷ CNY, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên số liệu này cao hơn so với báo cáo lợi nhuận 10 tháng đầu năm 2019 khi lợi nhuận ngành công nghiệp giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận lĩnh vực tư nhân tăng 6,5% trong 11 tháng đầu năm, cao hơn so với mức tăng trưởng 5,3% trong 10 tháng đầu năm 2019.

Dữ liệu được NBS vừa công bố cũng cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 11 của nước này tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo được đưa ra trước đó là 5,0%. Số liệu cho thấy đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong vòng 5 tháng qua.

Sản xuất xi măng, gang thép đều tăng trưởng trong tháng 11. Bên cạnh đó, sản lượng viễn thông và ô tô cũng tăng so với tháng 10.

11 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc cũng tạo ra 12,79 triệu việc làm, vượt mục tiêu 11 triệu việc làm trong cả năm. Tổng kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu tăng 2,4%, trong đó kim ngạch thương mại với hai đối tác hàng đầu là EU và ASEAN lần lượt tăng 7,7% và 12,7%.

Số liệu kinh tế khả quan được công bố sau những tiến triển tích cực trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, khi ngày 14/12 vừa qua, 2 nước công bố đã đạt được thỏa thuận “giai đoạn 1”. Theo đó, Bắc Kinh đồng ý mua một lượng lớn nông sản, các mặt hàng công nghiệp và năng lượng cũng như nhiều mặt hàng khác của Mỹ. Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump cam kết sẽ không thực hiện kế hoạch áp thuế với lượng hàng hóa của Trung Quốc trị giá 160 tỷ USD, như dự kiến vào ngày 15/12, đồng thời giảm bớt một số loại thuế với hàng hóa Trung Quốc.

Ngành công nghiệp của Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề từ thương chiến Mỹ - Trung khi các nhà sản xuất phải đối mặt với nhu cầu suy yếu trong nước. Trước đó, một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất sẽ không thể phục hồi trong tháng 11 sau khi sản lượng ngành công nghiệp giảm 7 tháng liên tiếp.

Mặc dù tăng trưởng lợi nhuận ngành công nghiệp đã cho thấy sự phục hồi trong tháng 11, chuyên gia viện nghiên cứu phân tích Nomura vẫn dự đoán tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp sẽ vẫn chậm, do triển vọng tăng trưởng chung xấu đi và sự không chắc chắn trong bối cảnh xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

http://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/loi-nhuan-nganh-cong-nghiep-cua-trung-quoc-tang-5-4-545772.html

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.