Phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên khoáng sản

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, có trữ lượng tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó có một số loại khoáng sản quan trọng với trữ lượng lớn, giá trị cao như apatit, sắt, đồng, serpentin, graphit, caolanh... Lào Cai xác định đây là những nguồn tài nguyên quan trọng, là tiềm lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong nước, góp phần tạo việc làm cho trên 10.000 lao động; nguồn thu ngân sách từ hoạt động khai thác và tuyển khoáng sản đạt bình quân khoảng 800 tỷ đồng, chiếm khoảng gần 20% tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh.

Với mục tiêu ưu tiên chế biến sâu khoáng sản để nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sử dụng, đến nay cơ bản các mỏ khoáng sản đưa vào khai thác đều có đầy đủ tài liệu thăm dò và phê duyệt trữ lượng; có thiết kế khai thác mỏ và tổ chức khai thác theo thiết kế đã được phê duyệt. Tỉnh đã chỉ đạo tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án lớn như: Khai thác mỏ đồng Vi Kẽm, mỏ đồng Tả Phời, mỏ sắt Quý Xa, mỏ sắt Ba Hòn - Làng Lếch; mỏ sắt Làng Vinh, Làng Cọ, khai thác và tuyển quặng Apatit Làng Phúng - Tam Đỉnh, Phú Nhuận, Bắc Nhạc Sơn và các loại khoáng sản khác theo quy hoạch. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 nhà máy tuyển apatít với tổng công suất 1.370 nghìn tấn/năm, 03 xưởng tuyển quặng sắt, 01 xưởng tuyển chì - kẽm, 02 xưởng nghiền cao lanh- fenpát và các cơ sở chế biến đá xây dựng.

Hoạt động sản xuất tại Nhà máy gang thép Lào Cai.

Lào Cai đã hình thành khu công nghiệp luyện kim mầu, hóa chất lớn nhất cả nước với Nhà máy gang thép Lào Cai công suất 500 nghìn tấn/năm, Nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng công suất 10 nghìn tấn/năm, 05 Nhà máy sản xuất phốt pho vàng với tổng công suất 62 nghìn tấn/năm, 03 Nhà máy sản xuất phân bón với tổng công suất 300 nghìn tấn/năm, 01 Nhà máy sản xuất axit Phốt pho ríc công suất 100 nghìn tấn/năm, 02 Nhà máy sản xuất DCP với tổng công suất 100 nghìn tấn/năm, Nhà máy sản xuất DAP công suất 330 nghìn tấn/năm.

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong nước, góp phần tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương; nguồn thu ngân sách từ hoạt động khai thác và tuyển khoáng sản ngày càng tăng. Các loại khoáng sản có nguồn gốc từ Lào Cai cơ bản đã qua chế biến sâu, ưu tiên cung cấp cho nhà máy trên địa bàn; khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường; các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản đều được thẩm tra công nghệ trước khi thực hiện đầu tư nên đã hạn chế được các dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường (từ năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh không cấp phép cho đơn vị liên doanh với nước ngoài thực hiện đầu tư dự án khai thác, chế biến khoáng sản). Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất công nghiệp tại Lào Cai. Tỷ trọng giá trị công nghiệp khai thác, tuyển và chế biến sâu khoáng sản trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh từ 75,44% năm 2011 tăng lên 86,58% vào năm 2019. Hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp được duy trì và phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 của tỉnh Lào Cai đạt 32.893 tỷ đồng.

Để tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, thời gian tới Lào Cai đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; thường xuyên rà soát, đôn đốc và thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ cấp phép đối với các dự án mới.

Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng khá lớn, việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này mà còn là cơ sở để các địa phương phát trong tỉnh phát triển bền vững, gắn khai thác với bảo vệ môi trường; góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển./.

Xuân Huệ

Tin Liên Quan

Lào Cai: Quyết liệt hoá giải các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông

Với mục tiêu kéo giảm số vụ tai nạn giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh Lào Cai và các ngành chức năng đã và đang tham mưu UBND tỉnh các giải pháp quyết liệt xử lý các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Công điện số 03/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Phát huy vai trò thanh niên trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Lực lượng thanh niên Lào Cai hiện có trên 150.300 người, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, lực lượng đoàn viên thanh niên Lào Cai đã tích cực tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với tinh thần xung kích tình nguyện, chung tay cùng các lực lượng chức năng bảo đảm ATGT cho Nhân dân.

Mỗi ngày có gần 400 xe hàng xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành

Hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành) diễn ra khá sôi động, mỗi ngày có gần 400 xe hàng được làm thủ tục thông quan.

06 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn không gian mạng quốc gia

Hiện nay, nguy cơ mất an toàn thông tin nói chung và vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng đang trở nên ngày càng phổ biến, phức tạp và gây hậu quả ngày càng lớn. Việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách...