Canada thúc đẩy thương mại tự do

Chính quyền Thủ tướng Canada J.Trudeau đang nỗ lực đa dạng hóa mối quan hệ thương mại của Ottawa với các đối tác. Tuy nhiên, việc đảng Tự do cầm quyền để mất thế đa số tại Quốc hội khiến chính phủ thiểu số gặp không ít khó khăn trong việc phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Canada thúc đẩy thương mại tự do

Một xưởng sản xuất ô-tô ở Canada. Ảnh TWTJ

Thủ tướng Tru-đô nhấn mạnh các thành tựu quan trọng những năm gần đây của chính phủ, khi Ottawa liên tiếp ký được nhiều FTA sâu rộng với các đối tác trên thế giới, tạo động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Canada. Chính quyền Canada luôn chú trọng bảo đảm các nguyên tắc về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn lao động và quyền lợi của người bản địa, vì vậy đã giúp người dân Canada "không bị bỏ lại phía sau" trong các hiệp định thương mại kiểu mới. Theo Thủ tướng Trudeau, chính việc sẵn sàng bảo đảm nguyên tắc đó giúp Canada đạt các thỏa thuận thương mại quan trọng, như FTA với Liên hiệp châu Âu (EU), Nhật Bản, Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…

Canada là quốc gia duy nhất trong nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) có FTA song phương với tất cả đối tác trong G7. Canada cũng tìm cách tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc, đối tác lớn thứ hai của Canada. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại thời gian qua giữa Trung Quốc và Mỹ, thị trường chiếm 75% tổng giá trị xuất khẩu của Canada, khiến Ottawa gặp không ít trở ngại.

Phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ba nước thành viên, gồm Canada, Mỹ và Mexico khởi động đàm phán hồi tháng 8-2017. Sau hơn một năm đàm phán căng thẳng, tháng 11-2018, ba nước đã đạt được một thỏa thuận "NAFTA 2.0", mà Washington gọi là Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), trong khi Ottawa gọi là CUSMA. Ðược đánh giá là một thỏa thuận "cùng thắng" của Mỹ, Mexico và Canada, CUSMA bao trùm một thị trường rộng lớn với hơn 500 triệu dân, có giá trị trao đổi thương mại giữa ba nước thành viên đạt hơn 1.100 tỷ USD mỗi năm.

Hiện "NAFTA 2.0" chỉ còn chờ Quốc hội Canada thông qua, bước cuối cùng để đưa hiệp định vào thực thi. Mexico là thành viên đầu tiên phê chuẩn CUSMA hồi tháng 6-2019. Trong khi đó, "cửa ải" từng được cho là khó khăn nhất với CUSMA là Quốc hội Mỹ, bởi nội bộ chính giới Mỹ tranh cãi gay gắt về các điều khoản liên quan lao động và môi trường trong thỏa thuận này. Tuy nhiên, CUSMA đã vượt qua "cửa ải" này hôm 16-1, khi được Thượng viện Mỹ thông qua và được Tổng thống Mỹ D.Trump ký phê chuẩn ngay sau đó vài ngày.

Thủ tướng Canada J.Trudeau tin tưởng, chính phủ thiểu số do đảng Tự do lãnh đạo sẽ có đủ số phiếu để phê chuẩn CUSMA. Chính quyền Ottawa đã khởi động tiến trình phê chuẩn "NAFTA 2.0" cuối tháng 1 vừa qua. Canada cũng tích cực đi đầu trong việc kêu gọi cải cách và hiện đại hóa Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ chế duy nhất giải quyết các vấn đề liên quan thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, nguyên tắc trợ cấp và quy tắc mua sắm chính phủ, vốn không được quy định trong CUSMA. Ngoài ra, các quy tắc tranh chấp của WTO vẫn là cách thức ưu tiên để giải quyết các vấn đề xung đột thương mại giữa Canada và Mỹ.

Tuy nhiên, do mất thế đa số tại Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 10-2019, đảng Tự do cần sự ủng hộ của ít nhất một chính đảng đối lập để thông qua CUSMA. Hiện, đảng Dân chủ mới đề nghị rà soát lại một cách kỹ lưỡng thỏa thuận thương mại tự do mới giữa ba nền kinh tế lớn nhất Bắc Mỹ. Ðảng Bảo thủ đối lập được dự báo có thể miễn cưỡng ủng hộ văn kiện này vì những lợi ích cho nền kinh tế Canada, trong khi đó Khối Quebec tuyên bố phản đối hoàn toàn hiệp định này.

Chính quyền Thủ tướng G.Tru-đô vẫn tích cực ủng hộ các hệ thống thương mại tự do, mở và công bằng, thông qua việc thúc đẩy phê chuẩn CUSMA. Nếu CUSMA sớm được Quốc hội Canada thông qua, ba nước tham gia sẽ có ba tháng để thảo luận về các quy định quản lý hiệp định trước khi đưa thỏa thuận vào thực thi, có thể là trong mùa hè năm 2020.

https://nhandan.org.vn/thegioi/tin-tuc/item/43380902-canada-thuc-day-thuong-mai-tu-do.html

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...