Lào Cai tập trung xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử 2.0 và kiến trúc ICT đô thị thông minh 1.0

Chiều 12/3, Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020; Công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Lào Cai năm 2019.

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có các thành viên Ban chỉ đạo; đại diện các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.

Theo báo cáo, tính đến tháng 2/2020, có 12/19 chỉ tiêu đạt 100% mục tiêu theo Đề án 20 của tỉnh về phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2017-2020, 7 chỉ tiêu đạt trên 80%. 100% các cơ quan khối Đảng có mạng LAN và kết nối với trung tâm mạng; 80% cơ quan các cấp được triển khai hệ thống thông tin quản lý văn bản, thư điện tử, cổng thông tin điện tử; 100% cơ quan Nhà nước được triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành có kết nối liên thông văn bản điện tử; 100% cơ quan hành chính Nhà nước có thủ tục hành chính từ tỉnh, huyện đến xã được triển khai theo hệ thống dịch vụ hành chính công, một cửa liên thông điện tử; trên 80% cuộc họp giữa các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện bằng hình thức trực tuyến...

Bảng xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Lào Cai năm 2019.

Năm 2019, Lào Cai đã triển khai nền tảng kết nối, tích hợp, chia sẻ  dữ liệu cấp tỉnh; đã đầu tư xây dựng hạ tầng mạng LAN cấp xã; triển khai xây dựng được các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin dùng chung gồm phần mềm quản lý văn bản điều hành, hệ thống dịch vụ hành chính công, Cổng TTĐT được triển khai tích hợp nhân rộng, đồng bộ trên cả 3 cấp... từng bước hình thành hệ sinh thái số, kết nối đến cơ sở dữ liệu quốc gia. Bước đầu đã triển khai nền tảng kết nối, liên thông văn bản điện tử 4 cấp hành chính: Trung ương-tỉnh-huyện-xã. Trung bình mỗi tháng có trên 81.000 văn bản điện tử được gửi - nhận liên thông; ứng dụng chữ ký số được triển khai đến 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Tổng số được cấp và đưa vào sử dụng là 660 chữ ký số của tổ chức, trên 1.600 chữ ký số cá nhân và 459 chữ ký số Sim CA; Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 là 850/2.000 thủ tục hành chính, đạt 41,36% (dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 là 544 dịch vụ).

Công tác đảm bảo an toàn thông tin được tăng cường. Trong năm, Trung tâm đã theo dõi, phát hiện, phòng chống, ngăn chặn trên 5 triệu truy cập có nguy cơ mất an toàn đối với các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn của tỉnh, hỗ trợ kịp thời các đơn vị xử lý, khắc phục sự cố mất an toàn thông tin.

Về nhân lực CNTT, tỉnh đã tập trung bồi dưỡng, mở các lớp tập huấn về an toàn thông tin, chuẩn hóa kỹ năng CNTT cho cán bộ, CC,VC, bồi dưỡng cho lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ về CMCN 4.0;... do đó mức độ ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước đã từng bước được cải thiện,góp phần công khai, minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tăng tốc độ xử lý công việc, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí hoạt động trong các cơ quan nhà nước.

Năm 2019, xếp hạng chỉ số ICT-Index, tỉnh Lào Cai xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố và nằm trong Top 10 tỉnh dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng CNTT – TT của Quốc gia.. Xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Lào Cai năm 2019: Đối với các cơ quan, đơn vị có thủ tục hành chính (3 đơn vị xếp loại tốt, 11 đơn vị xếp loại khá, 2 đơn vị xếp loại trung bình); các cơ quan, đơn vị đặc thù hoặc không có thủ tục hành chính (4 đơn vị xếp loại khá và 3 đơn vị xếp loại trung bình); ủy ban nhân dân cấp huyện (2 đơn vị xếp loại tốt và 7 đơn vị xếp loại khá).

Tại hội nghị, các đại biểu dành thời gian thảo luận về một số tồn tại, hạn chế khi triển khai thực hiện ứng dụng CNTT tại cơ sở và việc triển khai các phần mềm ứng dụng dùng chung tại các cơ quan, đơn vị; tập trung thảo luận về xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, xây dựng các phần mềm tích hợp, liên thông; giải pháp đẩy mạnh sử dụng chữ ký số, thực hiện đào tạo nguồn nhân lực CNTT và các mục tiêu, chỉ tiêu còn thấp; sắp xếp nguồn nhân lực, việc đưa Trung tâm phục vụ hành chính công vào hoạt động,…

Kết luận Hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND đánh giá cao các kết quả đã đạt được trong thời gian qua của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong đó đánh giá cao việc chủ động tham mưu xây dựng tích hợp hệ thống Cổng TTĐT của khối Đảng với Cổng TTĐT của khối Chính quyền trên cùng một nền tảng kỹ thuật hệ thống dùng chung của tỉnh và việc cung cấp, định hướng thông tin kịp thời trên Cổng TTĐT tỉnh và Fanpage của UBND tỉnh, đặc biệt là các thông tin diễn biến về dịch bệnh Covid - 19.  Đồng chí cũng đề nghị: Các đơn vị khẩn trương tham gia ý kiến, xây dựng Đề án trọng tâm của tỉnh về phát triển công nghệ thông tin và xây dựng chính quyền điện tử giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng cơ sở dữ liệu, trung tâm lưu trữ thông tin đồng bộ, kết nối, đặc biệt là dữ liệu về đất đai, dân cư; chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo trong cách triển khai các nội dung liên quan đến công nghệ thông tin và chính quyền điện tử; khẩn trương đưa Trung tâm Dịch vụ hành chính công của tỉnh vào hoạt động; tiếp tục xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử 2.0 và kiến trúc đô thị thông minh 1.0; nâng cao chất lượng an toàn thông tin, an ninh mạng. Đặc biệt, cần đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; phấn đấu nâng bậc xếp hạng ICT-Index của Lào Cai…

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện sống động bằng công nghệ 3D Mapping

Người dân Thủ đô Hà Nội có cơ hội ôn lại lịch sử, sống lại những khoảnh khắc hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ với việc bức tranh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” được trình chiếu bằng công nghệ 3D Mapping, với âm thanh và lời thuyết minh sống động.

Sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 5/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem ngay tại Điện Biên Phủ.

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.