Tổng thống Donald Trump cảm ơn Việt Nam hỗ trợ Mỹ chống dịch Covid-19

Sáng 9-4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên tài khoản Twitter của mình lời cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Tổng thống Donald Trump cảm ơn Việt Nam hỗ trợ Mỹ chống dịch Covid-19

Lời cảm ơn của Tổng thống Mỹ trên tài khoản Twitter cá nhân (Ảnh: chụp màn hình)

Trên trang Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo 450.000 bộ quần áo bảo hộ y tế được vận chuyển bằng đường hàng không từ Việt Nam đã tới thành phố Dallas, bang Texas của Mỹ. Ông nhấn mạnh: “Điều này có được là nhờ các đối tác là hai công ty lớn - DuPont và FedEx – và những người bạn ở Việt Nam. Cảm ơn các bạn!”.

Đây là lô hàng đầu tiên trong số hai lô với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam và xuất sang Mỹ, trong nỗ lực hợp tác giữa hai nước nhằm đẩy nhanh quá trình giao nhận hàng phục vụ cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Mỹ.

Lô hàng này sẽ nhanh chóng được bàn giao cho Kho Dự trữ quốc gia chiến lược Mỹ nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết về thiết bị bảo vệ y tế cho những người ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19.

Thời gian qua, Việt Nam và Mỹ hợp tác chặt chẽ về y tế nói chung và đại dịch Covid-19 nói riêng. Kể từ khi dịch bùng phát, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam nhằm theo dõi và đối phó với dịch Covid-19 đang lây lan ra toàn thế giới. Hai bên đã thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phòng chống dịch Covid-19, kể cả tiến độ nghiên cứu, phát triển vaccine, thuốc điều trị.

Trong hơn 20 năm qua, Mỹ dành hơn 706 triệu USD hỗ trợ y tế cho Việt Nam và trong vòng 10 năm trở lại đây, Mỹ cũng đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính đáng kể cho Việt Nam nhằm ngăn chặn, phát hiện và ứng phó những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới. Gần đây, USAID cũng thông báo hỗ trợ y tế thêm 2,9 triệu USD cho Chính phủ Việt Nam.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt ở Mỹ, hiện nay phía Mỹ có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm bảo hộ y tế, nên việc Việt Nam hỗ trợ, cung cấp một phần các sản phẩm liên quan thể hiện tinh thần tương trợ của Việt Nam với các nước đối tác, trong đó có Mỹ. Đây cũng là sự tham gia, đóng góp của Việt Nam vào nỗ lực toàn cầu nhằm đẩy lùi dịch Covid-19.

https://nhandan.com.vn/thegioi/tin-tuc/item/43999602-tong-thong-donald-trump-cam-on-viet-nam-ho-tro-my-chong-dich-covid-19.html

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

“Bộ tứ” tăng hội tụ chiến lược

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản vừa họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của nhóm “Bộ tứ kim cương”, tại thành phố Wilmington, bang Delaware của Mỹ. Tuyên bố chung sau hội nghị đề cập một loạt sáng kiến trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, cơ sở hạ tầng hàng hải đến ứng phó thảm...

Trường đại học Nga tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam

Ngày 21/9, tại Viện các nước châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) đã diễn ra cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam với sự tham gia của nhiều sinh viên Nga theo hình thức thi trắc nghiệm đa phương tiện.

Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79: Hành động vì tương lai tốt đẹp hơn

Căng thẳng địa chính trị, xung đột, đói nghèo, dịch bệnh, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu… là những thách thức khiến các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) có nguy cơ dần xa tầm với. Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, với điểm nhấn là Phiên thảo luận chung cấp cao và Hội nghị Thượng đỉnh Tương...

Cảnh báo tác động “tàn khốc” của biến đổi khí hậu và xung đột đối với người nghèo

Biến đổi khí hậu và xung đột có nguy cơ làm lu mờ những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người, trong khi thực tế các vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời, Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét cho biết.

Đức nỗ lực ổn định thị trường lao động

Thiếu hụt lao động lành nghề là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, gây lo ngại cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng luật nhập cư lao động lành nghề mới của Đức được giới chuyên gia đánh giá cơ bản là tích cực, song vẫn còn nhiều phức tạp và là yếu tố khiến quốc gia này tụt...