Tập trung chính sách vào 4 trụ cột để vượt khủng hoảng việc làm

Tối 7/3 (giờ Việt Nam), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố Báo cáo mới về tác động của dịch bệnh COVID-19 đến thị trường lao động toàn cầu.

Báo cáo chỉ ra những ngành nghề và khu vực bị tác động nghiêm trọng nhất và đề xuất chính sách để vượt qua khủng hoảng.

Theo ILO, cuộc khủng hoảng mang tên COVID-19 dự kiến sẽ làm mất đi 6,7% tổng số giờ làm việc trên toàn cầu trong quý II/2020-tương đương với 195 triệu việc làm toàn thời gian.

Những khu vực chịu tác động nghiêm trọng dự kiến là các nước Arab (mất 8,1% số giờ làm việc, tương đương 5 triệu người lao động toàn thời gian), châu Âu (7,8%, tức 12 triệu người lao động toàn thời gian) và châu Á-Thái Bình Dương (7,2%, tương đương 125 triệu lao động toàn thời gian).

Các nhóm quốc gia chia theo mức thu nhập đều chịu tổn thất nặng nề, nhưng trong đó, các nước thu nhập trung bình cao bị tác động mạnh nhất (mất 7% tổng số giờ làm việc, tương đương 100 triệu người lao động toàn thời gian). Những con số này cho thấy sức tàn phá của đại dịch COVID-19 vượt xa tác động của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.

Các ngành kinh tế bị ảnh hưởng lớn nhất bao gồm dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, bán lẻ, các hoạt động kinh doanh và hành chính. 

Con số tổng kết về tình trạng thất nghiệp toàn cầu trong toàn bộ năm 2020 sẽ còn phụ thuộc nhiều vào các diễn tiến sắp tới và các biện pháp chính sách. Có khả năng cao là con số tổng kết cuối năm sẽ cao hơn nhiều so với dự báo ban đầu của ILO là 25 triệu người thất nghiệp.

ILO cũng cho biết thêm, có tới 81% lực lượng lao động toàn cầu (3,3 tỷ người) hiện đang chịu tác động do nơi làm việc bị đóng cửa một phần hoặc toàn bộ.

Theo báo cáo mới nhất, 1,25 tỷ lao động đang làm việc trong các ngành được xác định là có nguy cơ cao sẽ gia tăng “một cách chóng mặt và nghiêm trọng”.  Với nhiều người lao động đang làm các công việc yêu cầu kỹ năng thấp, vốn đã bị trả lương ít ỏi, thì việc đột ngột mất thu nhập sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề.

Trên toàn thế giới, 2 tỷ người lao động trong khu vực phi chính thức (chủ yếu ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển) là nhóm có nguy cơ cao bị tác động tiêu cực.

Báo cáo của ILO nêu rõ cần có các biện pháp chính sách trên diện rộng và đồng bộ, tập trung vào 4 trụ cột, gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập; kích thích nền kinh tế và việc làm; bảo vệ người lao động tại nơi làm việc; sử dụng đối thoại xã hội giữa chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động để tìm kiếm giải pháp.

Tổng giám đốc ILO nhận định: “Nếu chỉ một quốc gia thất bại thì tất cả chúng ta sẽ đều thất bại. Chúng ta phải tìm ra giải pháp để hỗ trợ mọi thành phần trong xã hội toàn cầu, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, những người có ít khả năng tự giúp đỡ mình nhất.”

Vì vậy, chúng ta phải hướng tới xây dựng những hệ thống mới tốt hơn, an toàn hơn công bằng hơn và bền vững hơn so với những nền tảng cũ đã để cuộc khủng hoảng này xảy ra. 

http://baochinhphu.vn/Quoc-te/Tap-trung-chinh-sach-vao-4-tru-cot-de-vuot-khung-hoang-viec-lam/392295.vgp

Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

“Bộ tứ” tăng hội tụ chiến lược

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản vừa họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của nhóm “Bộ tứ kim cương”, tại thành phố Wilmington, bang Delaware của Mỹ. Tuyên bố chung sau hội nghị đề cập một loạt sáng kiến trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, cơ sở hạ tầng hàng hải đến ứng phó thảm...

Trường đại học Nga tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam

Ngày 21/9, tại Viện các nước châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) đã diễn ra cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam với sự tham gia của nhiều sinh viên Nga theo hình thức thi trắc nghiệm đa phương tiện.

Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79: Hành động vì tương lai tốt đẹp hơn

Căng thẳng địa chính trị, xung đột, đói nghèo, dịch bệnh, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu… là những thách thức khiến các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) có nguy cơ dần xa tầm với. Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, với điểm nhấn là Phiên thảo luận chung cấp cao và Hội nghị Thượng đỉnh Tương...

Cảnh báo tác động “tàn khốc” của biến đổi khí hậu và xung đột đối với người nghèo

Biến đổi khí hậu và xung đột có nguy cơ làm lu mờ những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người, trong khi thực tế các vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời, Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét cho biết.

Đức nỗ lực ổn định thị trường lao động

Thiếu hụt lao động lành nghề là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, gây lo ngại cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng luật nhập cư lao động lành nghề mới của Đức được giới chuyên gia đánh giá cơ bản là tích cực, song vẫn còn nhiều phức tạp và là yếu tố khiến quốc gia này tụt...