APEC nhấn mạnh duy trì thương mại quốc tế

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại, coi đây là một giải pháp chống dịch Covid-19. Trong tuyên bố ra ngày 5-5, các Bộ trưởng phụ trách thương mại của APEC nhấn mạnh cần thiết duy trì các thị trường mở và bảo đảm môi trường thương mại, đầu tư ổn định. APEC hối thúc các nền kinh tế thành viên thực thi các biện pháp khẩn cấp, song không tạo rào cản không cần thiết đối với hoạt động thương mại.
APEC nhấn mạnh  duy trì thương mại quốc tế

Cơ sở sản xuất thiết bị bảo hộ y tế xuất khẩu của Malaysia. Ảnh APEC

★ Trong khi đó, các nước tiếp tục thúc đẩy các chiến lược kinh tế khẩn cấp trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Ngày 5-5, Hội đồng Bộ trưởng Cuba thông qua chương trình điều chỉnh Kế hoạch kinh tế năm 2020 và các chỉ dẫn về chuẩn bị kế hoạch và ngân sách cho năm 2021. Hội đồng Bộ trưởng Cuba đề xuất các phương án đối phó tác động kinh tế do đại dịch Covid-19, cũng như mục tiêu cụ thể về phục hồi kinh tế sau đại dịch.

★ Cùng ngày, Thủ tướng Canada G.Trudeau công bố gói cứu trợ khẩn cấp 180 triệu USD dành cho nông dân và các nhà sản xuất thực phẩm. Chính phủ sẽ hỗ trợ các công ty chế biến thực phẩm mua thiết bị bảo hộ cá nhân cho người lao động và tăng năng suất; giúp các nhà chăn nuôi gia súc giải quyết vấn đề chi phí gia tăng; thu mua thực phẩm cho các nhà sản xuất.

★ Báo cáo của Trung tâm theo dõi kinh tế Ấn Ðộ cho biết, dịch Covid-19 khiến tỷ lệ thất nghiệp của Ấn Ðộ tăng vọt trong tuần qua, lên 27,11%, so mức dưới 7% trước đại dịch. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở các khu vực thành phố, mức 29,22%; ở nông thôn là 26,69%.

★ Bộ Lao động Tây Ban Nha thông báo, số người thất nghiệp tại nước này trong tháng 4 tăng khoảng 8% so tháng trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do các biện pháp phong tỏa khiến ngành du lịch gặp khó khăn. Trong tháng 4, lĩnh vực dịch vụ ghi nhận hơn 219 nghìn người mất việc làm.

★ Hãng hàng không Virgin Atlantic (Anh) thông báo kế hoạch cắt giảm hơn 3.000 việc làm, do bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Theo hãng này, cắt giảm nhân công là giải pháp quan trọng giúp khôi phục mức lợi nhuận vào năm 2021.

★ Hiệp hội thương mại các hãng hàng không Mỹ (A4A) thông báo, dịch Covid-19 đã tiêu tốn của các hãng hàng không Mỹ hơn 10 tỷ USD mỗi tháng và số hành khách đặt vé trước giảm gần 100% so năm 2019. A4A cảnh báo, nhiều hãng hàng không có thể đối mặt nguy cơ phá sản.

https://nhandan.org.vn/thegioi/tin-tuc/item/44374202-apec-nhan-manh-duy-tri-thuong-mai-quoc-te.html

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

“Bộ tứ” tăng hội tụ chiến lược

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản vừa họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của nhóm “Bộ tứ kim cương”, tại thành phố Wilmington, bang Delaware của Mỹ. Tuyên bố chung sau hội nghị đề cập một loạt sáng kiến trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, cơ sở hạ tầng hàng hải đến ứng phó thảm...

Trường đại học Nga tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam

Ngày 21/9, tại Viện các nước châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) đã diễn ra cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam với sự tham gia của nhiều sinh viên Nga theo hình thức thi trắc nghiệm đa phương tiện.

Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79: Hành động vì tương lai tốt đẹp hơn

Căng thẳng địa chính trị, xung đột, đói nghèo, dịch bệnh, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu… là những thách thức khiến các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) có nguy cơ dần xa tầm với. Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, với điểm nhấn là Phiên thảo luận chung cấp cao và Hội nghị Thượng đỉnh Tương...

Cảnh báo tác động “tàn khốc” của biến đổi khí hậu và xung đột đối với người nghèo

Biến đổi khí hậu và xung đột có nguy cơ làm lu mờ những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người, trong khi thực tế các vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời, Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét cho biết.

Đức nỗ lực ổn định thị trường lao động

Thiếu hụt lao động lành nghề là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, gây lo ngại cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng luật nhập cư lao động lành nghề mới của Đức được giới chuyên gia đánh giá cơ bản là tích cực, song vẫn còn nhiều phức tạp và là yếu tố khiến quốc gia này tụt...