Nobel Kinh tế 2020 vinh danh nghiên cứu về đấu giá

Chiều 12/10 (theo giờ Việt Nam), hai nhà kinh tế Mỹ Paul. R.Milgrom và Robert B. Winson đã giành giải Nobel Kinh tế năm 2020.
Theo thông báo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, hai nhà kinh tế trên được vinh danh nhờ công trình nghiên cứu về lý thuyết đấu giá và những sáng tạo về các hình thức đấu giá mới. 

Paul R.Milgrom sinh năm 1948, Robert B.Wilson sinh năm 1937. Cả hai đều là người Mỹ và hiện giảng dạy tại Đại học Stanford (Mỹ).

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết đấu giá có mặt khắp nơi. Mọi người sử dụng đấu giá để mua bán đồ trên Internet. Tuy nhiên, mục đích của mỗi người là khác nhau. Một số người bán muốn tối đa hóa doanh thu. Số khác lại dùng đấu giá làm công cụ để giảm khí thải CO2. "Thuyết đấu giá của Paul Milgrom và Robert Wilson là chìa khóa để tìm hiểu những mục tiêu này có thể đạt được bằng cách nào", cơ quan này nhận định.

Cả hai đã nghiên cứu cách thức hoạt động của các cuộc đấu giá. Họ cũng sử dụng những hiểu biết của mình để thiết kế các hình thức đấu giá mới cho những loại hàng hóa và dịch vụ khó bán theo cách truyền thống, chẳng hạn như ần số vô tuyến. Khám phá của họ đã mang lại lợi ích cho người bán, người mua và người nộp thuế trên khắp thế giới.

Trước đó, các dự đoán cho rằng giải Nobel Kinh tế năm nay có thể liên quan đến tình hình hiện tại, khi thế giới đang trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai vì tác động của đại dịch COVID-19. 

Ít nhà kinh tế học nào có thể dự đoán trước rằng thế giới sẽ rơi vào trạng thái gần như đứng im trong mấy tháng, khi biên giới bị đóng cửa và các biện pháp phong tỏa được áp dụng cùng với nhiều hạn chế chế khác để hạn chế sự lây lan của virus corona, khiến nhiều hoạt động kinh tế trên thế giới phải dừng lại. 

Nobel Kinh tế là giải thưởng thứ 6 và cũng là giải thưởng khép lại mùa Nobel 2020. Trước đó, các giải Nobel Hóa học, Nobel Vật lý, Nobel Y học, Nobel Văn học và Nobel Hòa bình 2020 đã được công bố.

Năm ngoái, giải Nobel Kinh tế đã được trao cho ba nhà kinh tế học là Esther Duflo (người Mỹ gốc Pháp), Abhijit Banerjee (người Mỹ gốc Ấn Độ) và Michael Kremer (người Mỹ) cho những thử nghiệm của họ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu của họ có tiềm năng cải thiện hơn nữa cuộc sống của những người nghèo trên hành tinh.

Giải Nobel Kinh tế không nằm trong 5 giải Nobel đặt ra theo nguyện vọng của nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel năm 1895. Đây là giải thưởng do Ngân hàng trung ương Thụy Điển đặt ra và tài trợ bắt đầu từ năm 1968 để kỷ niệm 300 năm thành lập ngân hàng và cũng để tưởng niệm Alfred Nobel. Giống như những người đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực y học, hóa học, vật lý, văn học, những người đoạt giải Nobel Kinh tế là do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển bầu chọn.

Mỗi giải thưởng Nobel năm nay sẽ bao gồm huy chương, bằng chứng nhận cá nhân và một khoản tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1,1 triệu USD)./.

Theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...