Lào Cai - địa bàn hấp dẫn thu hút đầu tư trong xu thế hội nhập và phát triển

(Trích tham luận của đồng chí Đặng Xuân Phong, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại hội thảo khoa học “Lời dạy của Bác Hồ mãi soi đường cho nhân dân các dân tộc Lào Cai” do Tỉnh ủy tổ chức ngày 29/8/2013).

Ngày 01/11/1950, Lào Cai được giải phóng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, ngày 27/11/1950, Bác Hồ viết thư gửi đồng bào Lào Cai, cho cán bộ chiến sỹ tham gia chiến dịch giải phóng Lào Cai, để chia sẻ và bày tỏ niềm vui giải phóng với nhân dân các dân tộc Lào Cai, đồng thời động viên nhân dân, cán bộ, chiến sỹ phải ra sức chiến đấu, lao động sản xuất và củng cố chính quyền. Nhìn lại những ngày đầu mới tái lập tỉnh Lào Cai (10/1991), điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh hết sức khó khăn và phức tạp, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đến tỉnh và từ tỉnh đến huyện, đến xã rất khó khăn.
 
Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải.                     Ảnh: Mạnh Dũng

Thực hiện lời dạy của Bác, bằng sự đoàn kết, thống nhất cao, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, toàn Đảng toàn quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đã tranh thủ sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước, bạn bè trong và ngoài nước để vượt lên khó khăn, nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu cơ bản trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ hợp tác làm thay đổi diện mạo của tỉnh một cách sâu sắc, toàn diện. Đạt được những kết quả trên, tỉnh Lào Cai sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của Trung ương, sự ủng hộ của các tỉnh bạn; biết thu hút, trân trọng các doanh nghiệp; chủ động và tích cực trong quan hệ đối ngoại, hợp tác của các thành phần kinh tế, các đối tác trong và ngoài nước, do đó đã tạo niềm tin, nguồn lực to lớn cho sự phát triển.

Theo đánh giá của các đối tác trong và ngoài nước, theo nhận định của các nhà đầu tư thì Lào Cai đang ngày càng khẳng định là địa phương hấp dẫn, có sức thu hút đầu tư lớn, bởi Lào Cai có vị trí địa kinh tế, địa chính trị và vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Vân Nam và miền Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc, là trung tâm của hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN đến đầu tư kinh doanh xuất - nhập khẩu. Lào Cai đã và đang quyết tâm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh xuất - nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong cả nước với Vân Nam và các tỉnh miền Tây Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, để thực hiện thành công chủ trương của Đảng, Chính phủ là sẽ tập trung đầu tư xây dựng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai trở thành cửa khẩu lớn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hoá, cũng như nhu cầu vận tải quá cảnh từ Trung Quốc, Việt Nam và ASEAN. Theo kế hoạch của Chính phủ, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai nối với đường cao tốc Côn - Hà (Trung Quốc) đang được xây dựng, đường sắt Yên Viên - Lào Cai đang được đầu tư nâng cấp, tiến tới xây dựng đường sắt Hà Nội - Lào Cai phía hữu ngạn sông Hồng khổ rộng theo tiêu chuẩn quốc tế, dự án sân bay Lào Cai đang được khẩn trương chuẩn bị, vận động đầu tư.

Mặt khác, với địa hình miền núi cao đã tạo cho Lào Cai các điểm du lịch như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, đặc biệt điểm du lịch Sa Pa nổi tiếng trong nước và quốc tế, với khí hậu mát mẻ, những tour du lịch sinh thái hấp dẫn trên Vườn Quốc gia Hoàng Liên là Vườn di sản ASEAN có đỉnh Fansipan cao 3.143m, được coi là nóc nhà của Đông Dương, rất thuận lợi cho phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Ngoài ra, Lào Cai còn sở hữu trên 35 loại khoáng sản khác nhau, với trên 150 điểm mỏ về các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như : Apatít, sắt, đồng, Fenpat, vàng... để sản xuất phân bón, hóa chất, luyện kim, là điều kiện vô cùng thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư hình thành những tổ hợp sản xuất từ khai thác khoáng sản, chế biến nguyên liệu khoáng sản, chế biến sản phẩm tiêu dùng và sản xuất.

Trong những năm qua, môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của tỉnh Lào Cai đạt bước tiến đáng kể, được cộng đồng các doanh nghiệp, nhà đầu tư đánh giá cao, đây là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nếu như đến hết năm 2005, trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có 118 dự án đầu tư (13 dự án FDI, 105 dự án đầu tư trong nước), với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 6.480 tỷ đồng, thì đến thời điểm hiện tại có 430 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 60.152 tỷ đồng, gấp 9,3 lần so với năm 2005. Việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách có ý nghĩa quan trọng đã bổ sung thêm nguồn lực đáng kể để Lào Cai phát triển, nhất là trong bối cảnh Lào Cai có điểm xuất phát thấp, nguồn lực đầu tư từ ngân sách còn hạn chế. Ngoài ra, do các dự án đầu tư chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, khai khoáng và phát triển du lịch, thương mại, nên hiệu quả từ thu hút đầu tư đã góp phần tích cực giúp Lào Cai chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng.

Thu ngân sách Nhà nước từ các dự án đầu tư trong và  ngoài nước ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu toàn tỉnh: Năm 2012 thu ngân sách Nhà nước từ các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước đạt  980 tỷ đồng chiếm 30,4% tổng thu ngân sách Nhà nước toàn tỉnh; năm 2013, dự kiến thu ngân sách Nhà nước từ các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước ước đạt trên 1.200 tỷ đồng , tăng 22,4% so với năm 2012; đến năm 2015, dự kiến sẽ đạt trên 2.500 tỷ đồng bằng 208,3% so với năm 2012. Hoạt động từ các dự án đầu tư góp phần trực tiếp giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động nội tỉnh, đồng thời cũng tạo áp lực thúc đẩy chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo lao động trên địa bàn để đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp.

Với thế và lực, trong thời gian tới chắc chắn rằng Lào Cai sẽ tiếp tục tận dụng tốt thời cơ, phát huy lợi thế để khắc phục hạn chế, khẳng định vai trò, bản sắc của Lào Cai, là điểm đến lý tưởng, là địa phương mà các doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng chia sẻ lợi ích với tỉnh trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương Lào Cai ngày càng giàu mạnh, trở thành điểm sáng trong khu vực biên giới Tây Bắc của Tổ quốc như mong muốn của Bác Hồ./.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 về Đề án đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Mường Khương: Nỗ lực nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho Nhân dân

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới với 23 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 87% tổng dân số. Ý thức, kỹ năng tham gia giao thông của một bộ phận người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Thách thức lớn nhất với Mường Khương là thay đổi thói quen sử...

Lào Cai: Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Sáng 26/4, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Phát triển dịch vụ ligistics, thúc đẩy hợp tác, kết nối xuất nhập khẩu

Với tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực như công nghiệp, nông lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, đặc biệt kinh tế cửa khẩu là những điều kiện thuận lợi để Lào Cai thúc đẩy phát triển dịch vụ logicstics.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với Tập đoàn Erex (Nhật Bản)

Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, chiều 24/4, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tập đoàn Erex.

Bảo Thắng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ IV, năm 2024

Sáng 25/4, huyện Bảo Thắng đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 2024.