Chính thức triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN

Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) đã chính thức được triển khai, giúp giảm bớt các thách thức thương mại nội khối và cho phép các doanh nghiệp hưởng lợi đầy đủ từ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng như từ việc vận chuyển hàng hóa tự do trong toàn khu vực.
Năm 2017, các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã đặt ra mục tiêu kép là giảm 10% chi phí giao dịch thương mại đến năm 2020 và tăng gấp đôi giao dịch nội khối ASEAN từ năm 2017 đến năm 2025. Để thực hiện mục tiêu này, ACTS đã được phát triển, cho phép các doanh nghiệp gửi các tờ khai quá cảnh điện tử trực tiếp đến các cơ quan hải quan ASEAN và theo dõi việc vận chuyển hàng hóa từ khi chất hàng tại cảng đi cho đến khi giao hàng tại cảng đến.

Ông Dato Lim Jock Hoi, Tổng Thư ký ASEAN cho biết: “Việc triển khai Hệ thống quá cảnh ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa thông suốt trong khu vực. Tôi tin rằng hệ thống là công cụ tuyệt vời giúp tăng cường mạng lưới thương mại và sản xuất của ASEAN, cũng như xây dựng một thị trường thống nhất hơn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng”.

“ACTS cũng hỗ trợ khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19 để tăng cường quá trình vận chuyển vật tư y tế, vaccine và các thiết bị bảo hộ cá nhân trong các quốc gia thành viên”, Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi nói.

ACTS đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả của việc lưu thông hàng hóa trong khu vực. Với hệ thống này, khu vực tư nhân có thể chỉ cần lập một tờ khai quá cảnh hải quan cho việc vận chuyển hàng hóa giữa nhiều quốc gia ASEAN mà không cần khai báo nhiều lần hoặc thay đổi phương tiện tại mỗi cửa khẩu. Các thỏa thuận đặc biệt cho phép các thương nhân có uy tín bốc xếp hàng hóa tại các cơ sở của mình và giao hàng tại quốc gia đến. Việc thông quan nhanh hơn tại các biên giới giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển, giảm thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa thương mại trong khu vực, từ đó mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong toàn khu vực ASEAN lục địa.         

Hệ thống trên được Đội ngũ quản lý trung tâm ACTS đặt tại trụ sở Ban thư ký ASEAN với sự hỗ trợ của Chương trình ARISE Plus do EU tài trợ. Ngoài ra, ACTS còn có các bộ phận trợ giúp quốc gia và khu vực luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Trước khi được triển khai chính thức, ACTS được vận hành thử nghiệm tại Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Dự kiến, hệ thống sẽ sớm được triển khai tại Myanmar và có thể được mở rộng sang Brunei, Indonesia và Philippines tùy thuộc nhu cầu kinh doanh.

Tổng Cục trưởng Hợp tác và phát triển quốc tế thuộc Ủy ban châu Âu Koean Doens nhấn mạnh, ACTS là minh chứng cho mối quan hệ đối tác mạnh mẽ, năng động và lâu dài giữa ASEAN và EU. Ông Koean cho biết, ACTS sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa bằng đường bộ nhanh hơn và dễ dàng hơn qua biên giới giữa các quốc gia thành viên ASEAN, từ đó giảm chi phí cho các doanh nghiệp và người dân. Theo ông Koean, EU đã hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ 10 triệu euro cho ACTS từ năm 2012, ngoài 5 triệu euro do các đối tác khác của ASEAN tài trợ.

http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Chinh-thuc-trien-khai-He-thong-qua-canh-hai-quan-ASEAN/415788.vgp

Theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

“Bộ tứ” tăng hội tụ chiến lược

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản vừa họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của nhóm “Bộ tứ kim cương”, tại thành phố Wilmington, bang Delaware của Mỹ. Tuyên bố chung sau hội nghị đề cập một loạt sáng kiến trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, cơ sở hạ tầng hàng hải đến ứng phó thảm...

Trường đại học Nga tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam

Ngày 21/9, tại Viện các nước châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) đã diễn ra cuộc thi tìm hiểu về Việt Nam với sự tham gia của nhiều sinh viên Nga theo hình thức thi trắc nghiệm đa phương tiện.

Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79: Hành động vì tương lai tốt đẹp hơn

Căng thẳng địa chính trị, xung đột, đói nghèo, dịch bệnh, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu… là những thách thức khiến các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) có nguy cơ dần xa tầm với. Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, với điểm nhấn là Phiên thảo luận chung cấp cao và Hội nghị Thượng đỉnh Tương...

Cảnh báo tác động “tàn khốc” của biến đổi khí hậu và xung đột đối với người nghèo

Biến đổi khí hậu và xung đột có nguy cơ làm lu mờ những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người, trong khi thực tế các vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời, Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét cho biết.

Đức nỗ lực ổn định thị trường lao động

Thiếu hụt lao động lành nghề là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, gây lo ngại cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng luật nhập cư lao động lành nghề mới của Đức được giới chuyên gia đánh giá cơ bản là tích cực, song vẫn còn nhiều phức tạp và là yếu tố khiến quốc gia này tụt...