Kết nối, mở rộng thị trường cho quýt Mường Khương

Để “mở đường” cho sản phẩm quýt ngọt đi xa hơn trong tương lai, ngành nông nghiệp huyện Mường Khương đã và đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn nỗ lực quảng bá hình ảnh, xúc tiến để phát triển thị trường cho loại cây ăn quả chủ lực này. Vừa qua, sản phẩm quýt ngọt Mường Khương có mặt tại thị trường Hà Nội thông qua Tuần lễ quýt Mường Khương và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai.

Quýt ngọt Mường Khương được đưa ra thị trường, đến tay người tiêu dùng đã hơn 10 năm nay và chiếm nhiều cảm tình từ người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Từ đó, diện tích quýt liên tục được mở rộng, sản lượng tăng qua các năm.

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm quýt Mường Khương tại Hà Nội.

Gia đình chị Pờ Thị Sen, thôn Chúng Chải B, thị trấn Mường Khương là một trong những hộ đầu tiên mang quýt về trồng thay thế ngô trên đồi núi đá. Sau 16 năm, từ một vài gốc quýt trồng thử, số quýt của gia đình chị Sen đã lên đến hơn 6.000 cây, trong đó có khoảng 2.000 cây đang cho thu hoạch quả. Vụ quýt năm 2019, gia đình chị thu được hơn 20 tấn quýt, chủ yếu bán tại vườn cho các thương lái từ khắp nơi đổ về. Thị trường tiêu thụ thuận lợi, chị không phải vất vả đi bán lẻ quýt dù sản lượng của gia đình khá lớn. Vì chất lượng quýt ngon có tiếng, gia đình chị Sen vinh dự là 1 trong hơn 10 hộ được chọn tham gia Tuần lễ quýt Mường Khương và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai tại Hà Nội vào tháng 11. Chị Sen cho biết: Chuyến đi này, tôi mang theo 1 tấn quýt. Không chỉ bán, giới thiệu quýt mà còn mong muốn quảng bá hình ảnh về con người, văn hóa và một số loại nông sản của địa phương nên trong những ngày diễn ra tuần lễ quýt, tôi mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Được tham gia chương trình này, tôi rất phấn khởi, háo hức, hy vọng loại quả đặc sản của Mường Khương sẽ đi khắp nơi, được người tiêu dùng cả nước biết tới.

Tham gia Tuần lễ quýt và các sản phẩm nông nghiệp lần này, 11 hộ trồng quýt tiêu biểu của Mường Khương và đại diện ngành nông nghiệp huyện đã mang sản phẩm quýt ngọt đến với người tiêu dùng Hà Nội. Sản phẩm trưng bày và bán tại tuần lễ quýt phải bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có tem truy xuất nguồn gốc, có mẫu mã đẹp, đồng đều, chất lượng quả tốt. Các gian hàng đều có phương án bổ sung sản phẩm kịp thời để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hàng hóa trong thời gian tổ chức. Trong chuyến đi đầu tiên, huyện Mường Khương mang theo 15 tấn quýt ngọt. Sản phẩm được người tiêu dùng Thủ đô ưa chuộng nên việc tiêu thụ thuận lợi và đã có những đơn hàng hợp tác sản xuất, tiêu thụ được ký kết.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Mường Khương, trên địa bàn huyện hiện có 653 ha quýt, trong đó diện tích kiến thiết là 357 ha, đang cho thu hoạch 296 ha. Tính đến trung tuần tháng 11, người dân trong huyện đã thu hoạch được hơn 900 tấn quýt, giá bán bình quân 12.000 đồng/kg, tổng giá trị đạt hơn 10 tỷ đồng.

Nông dân Mường Khương thu hoạch quýt.

Hiện nay, quýt ngọt (hay còn gọi là quýt sen) mới bắt đầu vào vụ thu hoạch. Theo đánh giá của các hộ trồng, năm nay diễn biến thời tiết có mưa nhiều, đặc biệt do ảnh hưởng của các trận mưa đá vào thời điểm cây đang đậu quả nên quýt bị rụng nhiều, năng suất dự kiến thấp hơn những năm trước. Tuy nhiên, giá bán quýt ngọt năm nay cao hơn cùng kỳ năm 2019, giá bán lẻ tại thị trấn Mường Khương đang ở mức 17.000 - 20.000 đồng/kg (cùng kỳ năm trước giá bán khoảng 15.000 - 18.000 đồng/kg).

Những năm gần đây, hiệu quả kinh tế từ cây trồng này đã thu hút nhiều hộ mạnh dạn đầu tư, vì thế vùng trồng quýt ngày càng mở rộng, từ thị trấn Mường Khương, xã Tung Chung Phố sang các xã lân cận như Tả Ngài Chồ, Lùng Khấu Nhin, Nậm Chảy, Thanh Bình… Thị trường tiêu thụ quýt cũng được mở rộng hơn nhờ hạ tầng giao thông thuận tiện giúp việc vận chuyển dễ dàng và sự tích hợp quảng bá trên các hệ thống bán hàng trực tuyến, mạng xã hội.

Theo ông Lê Thanh Hoa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thông huyện Mường Khương, dù có chất lượng nhưng quýt Mường Khương nói riêng và các nông sản đặc sản khác của Mường Khương chưa được nhiều người biết đến do nằm ở huyện vùng cao, biên giới, giao thông kết nối với các khu vực trong và ngoài tỉnh bị hạn chế. Vì vậy, việc tổ chức Tuần lễ quýt Mường Khương và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai tại Hà Nội có ý nghĩa lớn trong việc quảng bá, giới thiệu nông sản của địa phương với người tiêu dùng Thủ đô và các tỉnh lân cận. Việc tham gia tuần lễ quýt còn góp phần quảng bá, xúc tiến thương mại và thu hút các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp tác với huyện Mường Khương trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó nâng cao vị thế nông sản Mường Khương, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập của nông dân, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp Mường Khương phát triển bền vững.

http://baolaocai.vn/bai-viet/10205/ket-noi-mo-rong-thi-truong-cho-quyt-muong-khuong

theo LCĐT

Tin Liên Quan

Cầu nối tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở...

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp...

Lào Cai quan tâm bảo tồn và phát triển làng nghề

Từ nay đến năm 2030, tỉnh Lào Cai sẽ quan tâm phát triển 06 nhóm ngành nghề nông thôn với mục tiêu phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Rộn ràng Ngày hội đọc sách tại trường PTDTBT THCS Bản Khoang, xã Ngũ Chỉ Sơn, Sa Pa

Ngày 19/4/2024, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Bản Khoang (xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa). Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 10,77% trở lên đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh

Đó là mục tiêu được tỉnh Lào Cai đặt ra đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh trong năm 2024.

3 dự án về nông nghiệp được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư

Quý I/2024, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 3 dự án về nông nghiệp.