Tạo ra phiên bản biến đổi gene của virus MERS-CoV

Các nhà khoa học Tây Ban Nha tuyên bố họ đã tạo ra một phiên bản biến đổi gene của chủng virus gây Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV), có thể được sử dụng làm cơ sở để sản xuất ra một loại vaccine an toàn và hiệu quả.
 
Những nhà khoa học trên cho biết loại virus biến đổi gene này có tên khoa học là rMERS-CoV-E có khả năng lây nhiễm vào tế bào để vô hiệu hóa khả năng lây lan sang những mô tế bào khác và gây bệnh. Virus biến đổi gene này chỉ có thể tự nhân bản với một số lượng nhất định và sau đó sản xuất đủ kháng nguyên để để miễn dịch cho vật chủ. Nó không thể lây nhiễm vào những người khác, thậm chí là những người có sự tiếp xúc gần gũi với người được tiêm vaccine.

Các nhà khoa học đã tổng hợp nhiễm sắc thể vô tính dễ lây nhiễm trong bản đồ gene của virus MERS và sau đó cấy nhiễm sắc thể này vào một nhiễm sắc thể nhân tạo của virus để nghiên cứu hiệu quả lây nhiễm, khả năng nhân bản và tái lây nhiễm của virus trong những tế bào của người được cấy virus. Họ thấy rằng những đột biến gene trong cái gọi là protein màng bao tuy có thể giúp cho virus sao chép vật liệu di truyền của chúng, nhưng lại có thể ngăn ngừa virus lây nhiễm sang các tế bào khác.

Virus MERS-CoV được coi là "họ hàng" của virus gây Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp tính (SARS), loại virus từng gây dịch bệnh ở châu Á năm 2003 với 8.273 ca lây nhiễm và tỷ lệ tử vong là 9%. Giống như SARS, virus MERS-CoV cũng gây các triệu chứng cúm và được cho là có thể truyền từ động vật sang người, song nguy hiểm hơn SARS vì có thể gây suy thận và tỷ lệ tử vong ở người nhiễm bệnh lên tới 51%.

MERS-CoV được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 9/2012. Tính đến đầu tháng 9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận 52 trường hợp tử vong vì virus mới, xấp xỉ 50% số người nhiễm bệnh trên toàn cầu (110 trường hợp). Căn bệnh này hiện hoành hành mạnh nhất ở Saudi Arabia./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.