Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai trong xây dựng nông thôn mới

Trong xây dựng nông thôn mới, bên cạnh việc quan tâm phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường, trạm... việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc cũng được các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Không chỉ vì đây là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà nó còn góp phần tạo nên bản sắc của vùng nông thôn, giúp người dân nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hóa tại các thôn, bản.

Lào Cai là tỉnh đa dân tộc với 25 nhóm ngành dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64% dân số toàn tỉnh. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói, phong tục tập quán, văn hoá riêng tạo nên một bức tranh văn hoá đa dạng, giàu bản sắc.

Tính đến năm 2020, toàn tỉnh có 52/127 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới), 12 xã dự kiến hoàn thành xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, 1.595 thôn bản có nhà văn hóa và 94/143 xã có nhà văn hóa. Những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí 6 “cơ sở vật chất văn hóa” và tiêu chí 16 “văn hóa” sẽ là tiền đề, cơ sở cho việc nâng cao đời sống văn hóa cơ sở, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Giới thiệu nghề truyền thống của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến nay, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Sở đã thực hiện kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy tại 500 làng; sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể  nhóm các dân tộc thiểu số dưới 3.000 người. Xây dựng được ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể các dân tộc Lào Cai với số lượng 7.000 ảnh tư liệu, 60 đĩa hình DVD các loại về các nghi lễ, lễ hội, phong tục; tiến hành khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị 08 lễ hội tiêu biểu của các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Bố Y, Hà Nhì,

Trong 26 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, có “Nghi lễ kéo co Tày, Giáy” và “nghi lễ then Tày, Nùng Thái” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Năm 2020, Sở đã trình thêm 09 hồ sơ khoa học di sản tiêu biểu đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc các dân tộc đã được phục dựng, bảo tồn như Lễ hội “Gặt Tu Tu” của người Hà Nhì đen ở Y Tý (Bát Xát), Lễ hội tạ ơn trâu (Sừ dề pà) của người Bố Y, Lễ hội Gầu tào người Mông, Lễ hội xuống đồng của người Tày, Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, Hội cốm của dân tộc Tày huyện Bảo Yên, Lễ bảo vệ rừng của dân tộc Nùng huyện Mường Khương, Lễ cấp sắc của người Dao. Các lễ hội này đã được người dân duy trì tổ chức hằng năm, một số lễ hội đã được xây dựng thành sản phẩm thương hiệu phục vụ phát triển du lịch tại các địa phương  thu hút rất đông khách du lịch đến tham dự, khám phá, tìm hiểu.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặc biệt chú trọng việc xây dựng và phát triển văn nghệ quần chúng, khuyến khích quần chúng nhân dân tham gia sáng tạo, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 1.000 đội, câu lạc bộ văn nghệ trong đó có gần 600 đội, câu lạc bộ văn nghệ tại thôn, bản thường xuyên tập luyện và duy trì hoạt động.

Mặt khác, để truyền dạy, quảng bá tinh hoa văn hóa của các dân tộc thiểu số cho thế hệ trẻ, tỉnh Lào Cai đã ban hành một số cơ chế trong việc phát hiện, công nhận và đặt hàng đối với đội ngũ các nghệ nhân dân gian trong sưu tầm, bảo tồn, truyền dạy di sản văn hóa. Đến nay tỉnh đã xây dựng được đội ngũ nghệ nhân dân gian đông đảo, có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực tri thức, văn hóa dân gian, có đóng góp quan trọng trong công tác bảo tồn, truyền dạy, phát huy giá trị văn hóa bản địa. Tiêu biểu là các nghệ nhân: Ma Thanh Sợi dân tộc Tày (huyện Bảo Yên); Giàng Seo Gà dân tộc Mông (thị xã Sa Pa); Triệu Văn Quẩy dân tộc Dao (huyện Bảo Thắng); Hoàng Xín Hòa dân tộc Nùng (huyện Mường Khương), Sần Cháng dân tộc Giáy (thị xã Sa Pa), Lồ Lài Sửu dân tộc Bố Y (huyện Mường Khương)…

Với phương châm “biến di sản thành tài sản”, tỉnh cũng đã phát triển mạnh các sản phẩm du lịch làng nghề, câu lạc bộ thêu dệt thổ cẩm, các cửa hàng bán hàng lưu niệm, các thương hiệu hàng hóa đặc sản địa phương như: Thổ cẩm Sa Pa, tương ớt Mường Khương, gạo Séng Cù, rượu San Lùng... Xây dựng mô hình làng nghề thủ công gắn với du lịch cộng đồng tại cụm xã Tả Van, mô hình chợ đêm phục vụ khách du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa, mô hình nấu rượu, trưng bày và bán sản phẩm cho khách du lịch tại Nhà du lịch Bắc Hà... góp phần làm phong phú và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Lào Cai, trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Với những kết quả đã đạt được, Tổng cục Du lịch đã ghi nhận Lào Cai là địa phương đứng đầu cả nước về phát triển hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng. Qua loại hình du lịch này đã quảng bá hình ảnh về Lào Cai, nâng cao thu nhập cho người dân, gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số với xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững một cách hiệu quả, thiết thực.

Để chương trình ngày càng phát huy hiệu quả, đi vào thực chất, đồng thời là tiền đề vững chắc để hoàn thành các tiêu chí về chương trình xây dựng Nông thôn mới, Lào Cai tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh công tác bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Lào Cai gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường tuyên truyền khơi dậy lòng tự hào dân tộc về văn hóa truyền thống nhất, tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, khích lệ sáng tạo giá trị văn hóa mới, tiến bộ, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Lập quy hoạch, xây dựng các dự án cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả của chương trình “Biến di sản thành tài sản” góp phần tích cực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trong đó bảo tồn di sản dựa vào cộng đồng dân cư bản địa trên cơ sở đem lại lợi ích cho người dân từ chính di sản mà họ đang sống cùng, đang bảo vệ...

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ...

Cầu nối tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở...

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp...

Lào Cai quan tâm bảo tồn và phát triển làng nghề

Từ nay đến năm 2030, tỉnh Lào Cai sẽ quan tâm phát triển 06 nhóm ngành nghề nông thôn với mục tiêu phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Rộn ràng Ngày hội đọc sách tại trường PTDTBT THCS Bản Khoang, xã Ngũ Chỉ Sơn, Sa Pa

Ngày 19/4/2024, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Bản Khoang (xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa). Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 10,77% trở lên đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh

Đó là mục tiêu được tỉnh Lào Cai đặt ra đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh trong năm 2024.